Xử phạt 12 hộ nuôi heo sử dụng chất cấm
Những con heo được nuôi bằng chất tạo siêu nạc chỉ có nằm hoặc ngồi. Mặc dù cơ quan chức năng đã bắt được không ít vụ mua bán, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi nhưng vẫn không ngăn chặn được lòng tham của nhiều chủ trang trại và thương lái
Chiều 15-9, ông Nguyễn Thanh Cẩn, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, cho biết trong tuần này thanh tra sở sẽ có quyết định xử phạt vi phạm hành chính 12 hộ nuôi heo có 32 mẫu nước tiểu dương tính với chất tạo nạc salbutamol, mức xử phạt 7,5 triệu đồng/hộ.
Ngoài ra, ngành sẽ tiếp tục phối hợp cùng PC46 Công an Tiền Giang truy xuất và xử phạt đến nơi đến chốn những người cung cấp chất tạo nạc, cơ sở sản xuất và những điểm pha trộn thuốc có chất cấm để bán cho nông dân.
Theo Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh , sau khi bị phát hiện đàn heo dương tính với chất tạo nạc, 12 hộ chăn nuôi đã cam kết sẽ không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Làm việc với cơ quan chức năng, một hộ khai báo đã sử dụng chất tạo nạc cho heo ăn, ba hộ cho biết đã cho heo ăn chất bổ sung của một công ty sản xuất thuốc thú y và các hộ còn lại không biết vì sao heo mình bị nhiễm chất tạo nạc.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình thí điểm phục hồi, cải tạo vườn hồ tiêu suy yếu ở thôn Phú Ân, xã Hải Thái, huyện Gio Linh (Quảng Trị) sau một năm thực hiện đã cho kết quả tốt. Từ kết quả ban đầu này đã giúp nông dân hiểu rõ các phương cách đầu tư trong trồng tiêu và lợi ích đầu tư thâm canh đưa lại.
Các tàu thuyền có công suất lớn của ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định vào vùng biển cách đảo Lý Sơn khoảng 1 hải lý dùng các thiết bị đánh bắt cá mang tính hủy diệt để khai thác thủy sản, gây bức xúc cho ngư dân địa phương. Quá bất bình, ngư dân Lý Sơn đưa tàu thuyền ra ngăn cản, dẫn đến xung đột.
Trong những tháng đầu năm, các nhà vườn ở TX Bình Minh (Vĩnh Long) đã thu hoạch được trên 17.000 tấn trái cây các loại. Trong đó, giá nhiều loại trái cây thanh nhiệt như: bưởi Năm Roi, thanh trà, mận xanh đường luôn ổn định ở mức cao nên các nhà vườn rất phấn khởi.
Người tiên phong mở ra hướng phát triển kinh tế này là ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm, xã Hòa Phú. Cách đây dăm năm, nhờ thu nhập cao từ thả cá nước ngọt quy mô thâm canh, ông đầu tư mua hơn chục con bò về nuôi. Hồi đó, thức ăn cho bò chỉ là cây cỏ tự nhiên tại các gò đồi.
Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.