Trang chủ / Cây ăn trái / Xoài

Xử Lý Xoài Ra Hoa Bán Tết

Xử Lý Xoài Ra Hoa Bán Tết
Ngày đăng: 20/12/2011

Thời vụ ra hoa và tỉ lệ ra hoa xoài phụ thuộc rất lớn vào sự xuất hiện và sự kéo dài của yếu tố nhiệt độ thấp mà yếu tố này thay đổi từ năm này sang năm khác nên sự ra hoa xoài trong tự nhiên thường không ổn định. Cây xoài còn tơ (5 - 6 năm tuổi) thường cho tỉ lệ ra hoa thấp, không ổn định so với cây trưởng thành hay ngay cả cây già 39 năm tuổi.

Để kích thích ra hoa xoài, nên sử dụng paclobutrazol để thúc đẩy sự hình thành mầm hoa, sau đó dùng thiourê hay nitrat kali để thúc cho mầm hoa phát triển đồng loạt.

Nếu chỉ kích thích ra hoa bằng nitrat kali hay thiourê kết quả sẽ thấp, đặc biệt là trong mùa nghịch. Paclobutrazol được xử lý bằng cách tưới vào đất với liều lượng 1 - 2 g nguyên chất cho mỗi mét đường kính tán, khi lá có màu đọt chuối (45 - 60 ngày) để thúc đẩy sự phân hóa, hình thành mầm hoa.

Ba tháng sau khi xử lý paclobutrazol tiến hành kích thích ra hoa bằng cách phun thiourê với nồng độ 0,3 - 0,5% hay nitrat kali nồng độ 2 - 2,5%, một tuần sau xử lý lại với nồng độ giảm 50%. Đối với xoài cát Hòa Lộc, để có thể thu hoạch vào dịp Tết nên kích thích ra hoa vào giữa tháng 9 (Tết Trung Thu).

Do paclobutrazol còn lưu tồn trong đất khoảng 11 tháng nếu xử lý bằng cách tưới vào đất, nên nồng độ paclobutrazol được khuyến cáo giảm 50% ở năm tiếp theo và nên ngừng xử lý hóa chất ở năm thứ ba để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong đất, đồng thời cây có thời gian phục hồi các chất dự trữ trong cây nhằm duy trì khả năng ra hoa và nuôi trái.

Sử dụng nồng độ paclobutrazol cao sẽ tăng tỉ lệ ra hoa nhưng cũng có thể làm cho bông xoài ngắn lại và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây sau này. Trở ngại lớn nhất của việc xử lý xoài ra hoa mùa nghịch là bệnh thán thư, nhất là những lúc mưa dầm nên cần chú ý phòng ngừa bệnh sớm ngay khi xoài ra đọt non.

Cây được kích thích ra hoa phải đủ khả năng ra hoa, nghĩa là cây đã qua thời kỳ tơ, đã ra trái ổn định hay cây sinh trưởng tốt. Những cây suy kiệt do sâu bệnh hay cho trái quá nhiều ở các vụ trước không nên kích thích ra hoa. Thời tiết là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự ra hoa và đậu trái. Bón phân phải cân đối và đúng yêu cầu theo từng giai đoạn phát triển của cây. Giai đoạn phát triển thân, lá sau khi thu hoạch cần tăng cường lượng đạm nhưng nếu bón lượng đạm quá cao có thể làm giảm tỉ lệ ra hoa.

Giai đoạn kích thích ra hoa nên giảm lượng đạm, tăng cường lân và kali; giai đoạn trái trưởng thành cần tăng cường kali để gia tăng phẩm chất trái. Quản lý tốt mực nước trong vườn, giữ mực nước ổn định ở độ sâu 60 - 80 cm và đặc biệt là xiết khô trong thời kỳ kích thích ra hoa. Rễ cây bị đứt một ít khi xới đất xung quanh tán để bón phân khi đọt trưởng thành trước khi kích thích ra hoa cũng có tác dụng thúc đẩy sự ra hoa.


Có thể bạn quan tâm

Phòng trừ vòi voi đục cành trên cây xoài Phòng trừ vòi voi đục cành trên cây xoài

Trên cây xoài có nhiều loài gây hại trên ngọn-cành. Trong đó loài vòi voi 1 Sybulus sp. gây hại hơn hết.

04/11/2015
Phòng trừ bệnh thán thư và khô đọt hại xoài trong mùa mưa Phòng trừ bệnh thán thư và khô đọt hại xoài trong mùa mưa

Xoài là cây ăn trái dễ trồng, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy trong những năm gần đây, diện tích trồng xoài đã gia tăng đáng kể

28/04/2017
Phòng trừ sâu đục hột xoài Phòng trừ sâu đục hột xoài

Hiện nay diện tích trồng xoài đang ngày càng được mở rộng, song sâu bệnh trên xoài đang là mối quan tâm của nhà vườn

03/05/2017
Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài Thái Lan cho quả sai, vị ngọt Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài Thái Lan cho quả sai, vị ngọt

Xoài Thái Lan cho trái tròn dài, hơi cong ở phía đuôi, vỏ xanh đậm có thể ăn xanh, chín đều rất ngon.Trồng cây xoài Thái Lan đúng quy trình sẽ cho năng suất cao

05/12/2017
Kỹ thuật trồng xoài Tứ quý cho quả sai trĩu cành, quả to mọng Kỹ thuật trồng xoài Tứ quý cho quả sai trĩu cành, quả to mọng

Kỹ thuật trồng cây xoài tứ quý khá thuận lợi về thời tiết, cây giống, hiếm sâu bệnh, đặc biệt ít khi bị sâu đục thân như những giống xoài khác.

05/12/2017