Bón Phân Cho Xoài

Xoài là cây đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng và có phản ứng mẫn cảm đối với các nguyên tố dinh dưỡng. Bón phân cho xoài rất cần thiết để đạt năng suất cao và góp phân khắc phục hiện tượng cây ra quả cách năm.
- Khi cây còn nhỏ: Lượng phân bón cho một cây là: 300-500g phân NPK (16:16:8) + 300g urê
Bón làm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Hoà phân vào nước tưới cho cây hoặc đào các hố nhỏ, khoảng 4-5 hố quanh gốc cây, hoặc xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,5m. Bón phân vào hố hoặc rãnh rồi lấp kín đất.
- Khi cây đã trưởng thành: Lượng phân bón được tăng dần qua các năm trong phạm vi lượng phân nêu sau đây:
2-5kg phân NPK (16:16:8)+1,5-3kg urê.
Chia làm 2 lần để bón: vào đầu mùa mưa khi xoài đang có quả và tháng 9,10 trước khi xoài ra hoa.
Những năm được mùa, xoài cho nhiều quả, cần bón nhiều phân hơn để năm sau vẫn giữ được năng suất của cây.
Nếu thấy cây ra nhiều lá và lá bóng láng cần giảm bớt lượng phân đạm.
Trước khi ra hoa nên phun các loại phân bón lá hoặc phân vi lượng để đảm bảo cho xoài có đủ các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết và kích thích cho cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả.
Khi thấy xoài bị nứt thì có thể là do thừa kali hoặc thiếu canxi. Lúc này cần bón bổ sung vôi, hoặc phun Na(NO3)2 hoặc bón CaSO4.
Xoài bị thiếu kali cho quả nhỏ, chát. Vì vậy, cần bón đủ K để qủa xoài to và ngọt.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh thán thư thường gây hại trên nhiều bộ phận: lá, ngọn, bông và trái xoài.

Xoài có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc họ Anacardiacae. Xoài có rất nhiều giống, nhưng có 2 nhóm giống cơ bản là nhóm Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi). Nhóm đơn phôi thường cho trái quanh năm.

Tại sao có những cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá? Khi ghép xoài nên dùng cây gì làm cây gốc ghép thì tốt? Có phải dùng muỗm, quéo làm cây gốc ghép thì mắt xoài không tiếp hợp không? Ghép cách nào bảo đảm tỷ lệ cây sống cao?

Tình trạng xoài trồng đã quá chu kỳ sinh trưởng nhưng không cho quả, hoặc cho năng suất thấp đang trở thành vấn đề thời sự ở nhiều địa phương miền Trung hiện nay.

Xoài là loại cây ăn trái ngon được nhiều người ưa thích và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay diện tích trồng xoài đang ngày càng được mở rộng, song sâu bệnh trên xoài đang là mối quan tâm của nhà vườn, trong đó sâu đục trái là một trong những đối tượng gây hại quan trọng nhất ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất trái xoài