Trang chủ / Cây ăn trái / Xoài

Khắc Phục Hiện Tượng Xoài Nứt Quả

Khắc Phục Hiện Tượng Xoài Nứt Quả
Ngày đăng: 14/05/2012

Hiện tượng xoài nứt quả và rụng hàng loạt có những nguyên nhân chính sau đây:

- Do thời tiết: Trong thời kỳ mang quả cây xoài cần rất nhiều nước để duy trì tình trạng sinh trưởng, phát triển bình thường đồng thời giúp nuôi quả lớn. Tuy nhiên, nếu tưới quá nhiều nước, độ ẩm quá cao cũng dễ làm cho xoài bị nứt quả và rụng hàng loạt.

Với các tỉnh phía Bắc, xoài thường đậu quả cuối tháng 3, đầu tháng 4, quả lớn trong khoảng tháng 5-6-7. Thời kỳ này thường ít mưa, hay bị hạn, quả lớn nhanh, nếu tưới nhiều hoặc sau những cơn mưa do quả hút được nhiều nước nên phần ruột tăng trưởng nhanh hơn phần vỏ dẫn đến quả bị nứt, nhất là với giống xoài tượng vỏ mỏng. Khắc phục: Tưới đủ ẩm, nếu gặp mưa to (nhất là sau hạn) thì dùng các tấm nilon, màng phủ nông nghiệp che kín hết phần đất xung quanh tán cây.

- Nếu bón quá nhiều phân, đặc biệt là đạm, kali làm mất cân đối dinh dưỡng cộng với hiện tượng thiếu canxi (thành phần quan trọng trong cấu trúc vỏ quả) làm cho quả bị nứt. Khắc phục: Bón phân cân đối, bón sớm vào đầu vụ, không bón muộn hơn và bón thêm vôi bột (1-1,5 kg/cây) hoặc CaSO4 hay phun Ca(NO3)2 vào tháng 5-6.

- Có thể cây bị bệnh đốm vi khuẩn (do Pseudomonas mangiferae) gây nên. Bệnh này thường tấn công xoài trong mùa mưa, gây hại trên lá, trái, cuống lá, cuống trái, cành non…Trên lá thường xuất hiện những đốm nhỏ ở chóp lá xếp thành cụm rồi lớn dần lên lan hết mặt lá có màu nâu đen và quầng vàng xung quanh. Trên trái non cũng có các vết bệnh tương tự như trên lá gây nứt những vết nhỏ.

Cùng với sự phát triển của quả, các vết nứt này rộng dần ra tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, các loại côn trùng ăn theo tấn công vào phần thịt quả bên trong làm cho quả thối và rụng nhanh. Khắc phục: Phòng trị bệnh đốm vi khuẩn bằng cách cắt tỉa tạo hình thường xuyên, đặc biệt là sau khi thu hoạch làm cho cây thông thoáng, đặc biệt cắt bỏ hết các cành lá bị bệnh đem đốt để tránh lây lan. Ngay sau khi đậu quả, phun các loại thuốc gốc đồng như Boócđô, Copper-Zinc, Kasuran…

Bạn có thể áp dụng biện pháp bao trái (xem ảnh) bằng túi chuyên dụng của Cty Mai Xuân (18B/18 - Quang Trung - P11 - Q. Gò Vấp - TP.HCM - ĐT: 0913.909800) hoặc bằng các vật liệu khác như tui nilon, giấy báo, giấy bao bì ximăng…vừa hạn chế được ruồi đục trái, các loại nấm bệnh, rám nắng… rất hiệu quả.

Về kỹ thuật trồng, chăm sóc chúng tôi nêu tóm tắt một số điểm chính sau đây để bạn tham khảo, áp dụng (cho vùng đồng bằng quê bạn):

- Chuẩn bị đất: Đất thấp phải lên luống cao hay đắp ụ để tránh bị ảnh hưởng mực nước ngầm cao. Trên đất vườn đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm, khoảng cách 8 x 10m, 10 x 10m hoặc 10 x 12m tùy điều kiện đất đai. Bón lót 10-20kg phân chuồng hoai mục + 200g NPK (16-16-8). Bón phân lấp hố trước khi trồng 20-25 ngày.

- Thời vụ trồng tốt nhất: Vụ xuân (tháng 3-4), vụ thu (tháng 8-9).

- Cách trồng: Trồng bằng cây ghép giống tốt, không bị sâu bệnh, có chiều cao 60-100cm, có 2-3 cành cấp 1, bộ lá đã ổn định. Xé bỏ túi bầu, trồng chặt gốc cổ rễ cao hơn mặt đất hoặc mặt ụ 2-3cm. Trồng xong tưới đẫm, tủ gốc kỹ và cắm cọc, buộc dây cố định cho cây không bị gió lay. Có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày vào giữa các hàng xoài trong 1-2 năm đầu (rau, đậu, lạc, dứa, đu đủ…) vừa giữ ẩm cho đất, vừa có thêm thu hoạch từ các nông sản phụ.

- Chăm sóc: Thường xuyên giữ đủ độ ẩm cho cây b?ng cách che tủ gốc, tưới bổ sung lúc cần thiết, hạn chế tưới quá nhiều vào thời kỳ đậu quả và nuôi quả lớn. Thường xuyên cắt tỉa các cành vượt, cành trong tán, cành sâu bệnh để có bộ tán cân đối, giúp xoài sinh trưởng tốt, ra nhiều hoa, đậu quả tốt, hạn chế sâu bệnh hại.

- Phân bón: Tốt nhất hàng năm nên dùng phân chuồng, phân rác, phân hữu cơ được ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, bùn ao, bùn sông phơi khô, đập nhỏ để bón kết hợp với phân khoáng với lượng như sau: Cây nhỏ mỗi cây 200-500g NPK (16-16-8); cây lớn: 100kg phân chuồng + 0,6kg N + 0,16kg P2O5 + 0,6kg K2O.

Bón theo đường tròn hình tán cây bằng cách cuốc rãnh sau 15-20cm, rộng 20cm, rải đều phân, lấp đất kín. Mỗi năm bón 2 lần vào tháng 3-4 và sau khi thu hoạch xong (tháng 9-10). Có thể phun thêm các loại phân bón qua lá đang được bán rộng rãi trên thị trường giúp cây đậu quả tốt, tăng năng suất và chất lượng xoài.  

Có thể bạn quan tâm

Phòng Trừ Sâu, Rầy Bảo Vệ Ngọn Xoài Phòng Trừ Sâu, Rầy Bảo Vệ Ngọn Xoài

Sâu đục ngọn xoài có tên khoa học Chlumetia transversa họ Noctuidae thuộc bộ Lepidoptera. Bướm trưởng thành có màu nâu, chiều dài sãi cánh 17-18 mm, chúng đẻ trứng trên chồi mới ra lá non hay chùm bông hoặc trên lá.

20/12/2011
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoài Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoài

Nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 -7 dư¬ơng lịch). Với cây tháp nên tháp tr¬ước 4-6 tháng. Tuy nhiên, nếu đủ nước tưới và có khả năng che mát có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm

12/02/2011
Phòng Trừ Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Bông Xoài Phòng Trừ Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Bông Xoài

Hiện nay đang vào thời điểm xoài ra bông, đậu trái. Trong thời điểm này xoài dễ bị bệnh rầy bông, sâu ăn bông, ruồi đục trái và thán thư.

20/12/2011
Xử Lý Xoài Ra Hoa Bán Tết Xử Lý Xoài Ra Hoa Bán Tết

Thời vụ ra hoa và tỉ lệ ra hoa xoài phụ thuộc rất lớn vào sự xuất hiện và sự kéo dài của yếu tố nhiệt độ thấp mà yếu tố này thay đổi từ năm này sang năm khác nên sự ra hoa xoài trong tự nhiên thường không ổn định. Cây xoài còn tơ (5 - 6 năm tuổi) thường cho tỉ lệ ra hoa thấp, không ổn định so với cây trưởng thành hay ngay cả cây già 39 năm tuổi.

20/12/2011
Bệnh Đốm Đen - Xì Mủ Bệnh Đốm Đen - Xì Mủ

Bệnh này khá phổ biến trên các vùng trồng xoài (20%), trong những năm gần đây bệnh gây hại nhiều trên các vườn xoài trái vụ vì chúng nằm trong mùa mưa và nhất là các đợt mưa đêm.

20/03/2012