Trang chủ / /

Xử Lý Tuyến Trùng Hại Cà Phê Bằng Vifu-Super 5GR

Xử Lý Tuyến Trùng Hại Cà Phê Bằng Vifu-Super 5GR
Ngày đăng: 10/05/2012

Hỏi: Cà phê tôi trồng được 2 năm, cây có hiện tượng chậm phát triển, vàng lá từ từ và chết. Khi đào gốc lên thấy những rễ nhỏ bị sưng giống u bướu. Xin cho biết nguyên nhân và giải pháp phòng trừ hiệu quả.

(Nguyễn Thị Nhàn, xã An Lạc, Buôn, Hồ, Đăk Lăk)

Trả lời: Qua mô tả của chị Nhàn thì đây là tuyến trùng ký sinh gây hại bộ rễ cà phê.

Tuyến trùng (Nematode) từ lâu đã được xếp vào một ngành khoa học riêng đó là ngành giun tròn (Nematology). Qua đó cho thấy sự quan trọng trong việc nghiên cứu và quản lý tuyến trùng đối với cây trồng nói chung và cà phê đã được các nước trồng cà phê trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ khá sớm. Tuyến trùng phân bố khắp nơi trên thế giới và gây hại nhiều loài cây trồng khác nhau gây thiệt hại về kinh tế rất lớn, trong đó cà phê là cây trồng bị thiệt hại nghiêm trọng.

Tuyến trùng gây hại hầu hết những vùng trồng cà phê trên thế giới. Ở Việt Nam tuyến trùng gây hại được ghi nhận đầu tiên vào năm 1976 (Phan Quốc Sủng) trên những vườn cà phê chè (catimor) và gây chết hàng loạt những diện tích trồng cà phê chè. Vùng trồng cà phê Tây Nguyên thiệt hại do tuyến trùng được quan tâm đầu tiên vào năm 1995. Hiện tại ở Việt Nam đã ghi nhận khoảng 30 loài tuyến trùng gây hại cho cà phê, ở vùng cà phê Tây Nguyên chủ yếu các loài Pratylenchus coffeae, Meloidogyne sp. và Radopholus sp.

Hiện nay diện tích trồng cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng mức độ nhiễm tuyến trùng rất nặng, sự hiện diện của tuyến trùng trong rễ chiếm trên 85% số mẫu điều tra, số lượng tuyến trùng trong rễ biến động theo từng vùng và từng tháng trong năm, mật số tuyến trùng cao nhất 4.000 tuyến trùng/5g rễ, trung bình trên 500 tuyến trùng/5g rễ, chủ yếu là tuyến trùng Pratylenchus coffeae và Meloidogyne sp.

Quản lý tuyến trùng cần áp dụng tổng hợp các giải pháp trong đó việc áp dụng thuốc phòng trừ là thực sự thiết yếu hiện nay. Các nhà khoa học khuyến cáo đối với tuyến trùng việc phòng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi thấy cây có triệu chứng bị tuyến trùng gây hại.

Sản phẩm Vifu-Super 5GR chứa 5% hoạt chất Carbosulfan thuộc nhóm Carbamate. Với ba cơ chế tác động là lưu dẫn, xông hơi và vị độc, tác động nhanh vào cơ thể của tuyến trùng gây ức chế và chết. Để phòng trừ hữu hiệu tuyến trùng nên xử lý Vifu-Super 5GR 2 lần/năm, vào đầu và giữa mùa mưa. Vifu-Super 5GR có ưu điểm giá thành hợp lý hơn các sản phẩm cùng hoạt chất, độc độc thấp hơn so với Furadan, thuốc tan chậm, không bị rửa trôi hoặc bay hơi nên hiệu lực kéo dài.


Có thể bạn quan tâm

Phân Bón Lá Yogen 2 Phân Bón Lá Yogen 2

YOGEN 2: Tăng đẻ nhánh, đâm chồi hữu hiệu. Giúp cây lúa phát triển nhanh, khỏe, đẻ nhiều nhánh hữu hiệu, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình trổ bông hiệu quả sau này

09/02/2011
Rầy Mềm Rầy Mềm

Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị. Đối với bầu bí trong giai đoạn có hoa nếu bị loài này tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó

31/07/2011
Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

11/03/2011
Pond Clear - Xử Lý Nước Và Môi Trường Pond Clear - Xử Lý Nước Và Môi Trường

Phân huỷ nhanh các chất thải hữu cơ từ thức ăn thừa, phân tôm và rong tảo chết. Giải phóng và chuyển hoá các chất độc hại có trong nước ao nuôi như: NH3, H2S, NO2,…

16/04/2011
Xông Hơi Sinh Học Thay Thế MBr Trong Nông Nghiệp Xông Hơi Sinh Học Thay Thế MBr Trong Nông Nghiệp

Ngày 14/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lào Cai cho biết các Chi cục và đơn vị thuộc Sở gồm Hội Làm vườn, Chi cục Bảo vệ thực vật... đã tổ chức hội thảo với Ban Quản lý dự án loại trừ Methyl bromide (MBr) trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam và đưa ra các giải pháp thay thế MBr trong sản xuất nông nghiệp.

03/03/2012