Xử Lý Nghiêm Phân Bón Lá Ghi Sai Công Dụng

Trên nhãn ghi ức chế bệnh VL-LXL là sai bản chất của phân bón lá. Cần phải khẳng định không có một loại phân bón nào đi làm chức năng thuốc BVTV.
Thanh tra Bộ NN-PTNT vừa ra công văn số 196 kiểm tra và xử lý vi phạm phân bón lá gửi Thanh tra Sở NN-PTNT các tỉnh phía Nam để yêu cầu kiểm tra và xử lý các sản phẩm phân bón lá ghi sai trên nhãn bao bì rằng có tác dụng “Ức chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá” (VL-LXL).
Việc xử lý sẽ được thực hiện theo thẩm quyền nhằm bảo vệ SX, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Kết quả kiểm tra và xử lý sẽ thông báo về Thanh tra Bộ trước ngày 29/4/2014 để báo cáo lên Bộ trưởng.
Trước đó, Thanh tra Bộ NN-PTNT đã nhận được thông tin của một số tổ chức, cá nhân phản ánh có 26 sản phẩm phân bón nhưng ghi nhãn bao bì là có tác dụng ức chế bệnh VL-LXL. Sau đó, Thanh tra Bộ đã trao đổi với các ngành có liên quan để tìm hiểu. Cục BVTV xác nhận các sản phẩm này không thuộc danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Còn Cục Trồng trọt cho rằng việc trên nhãn phân bón ghi “ức chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá” là không đúng với bản chất của phân bón.
Hiện nay tại ĐBCSL có rất nhiều loại phân bón lá được bày bán trong các cửa hàng thuốc BVTV có ghi trên nhãn ức chế bệnh VL-LXL như: Sản phẩm ConCats của Cty TNHH Bio Thái, địa chỉ 103, đường số 17, P.Tân Quy, Q.7, TP.HCM; Concat Thuỵ Sĩ của Cty TNHH Nông nghiệp Swiss P17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM; CrownCats-India KTT, Cty TNHH Phú Việt Mỹ, P.An Phú, Q.2, TP.HCM; Green CombCatS 250DD, Cty TNHH MTV Nông hóa Hà Lan, tổ 8, KP 3, Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai;
TS Trương Hợp Tác, Phòng đất – phân bón (Cục Trồng trọt): “Các loại phân bón đang bán trên thị trường, trên nhãn ghi ức chế bệnh VL-LXL là sai bản chất của phân bón lá. Cần phải khẳng định không có một loại phân bón nào đi làm chức năng thuốc BVTV".
Gomcat sữa chai 500ml, Cty CP ĐT-XNK Nông Dược Việt ở KP 3, TT Hóc Môn, Hóc Môn – TP.HCM; Gomcats sữa của Cty Agrochemical Bông Lúa Việt, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Concater, Cty TNHH ĐT và XNK Kyoto, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM; Conncats, Cowcats sữa, Cty TNHH Bảo Minh Châu, P.8, Q.Gò Vấp, TP.HCM; Gomcat, Cty CP BioMekong, Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP.HCM;
Gomcaf new, Cty Sinh hóa miền Nam và Cty CP Senta Nhật Bản, P.Long Thạnh Mỹ, Q.9, TP.HCM; GonrGats 990SL, Cty CP Doha Thuỵ Sĩ, KP 5, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM; Concept 150PPM, Cty TNHH TM SX Thôn Trang phân phối - sản xuất là Cty Trường Sơn, tại Thái Phiên – P.8, Q.11, TP.HCM; Concept siêu sữa 1550ppm, Cty TNHH TMSX Vỹ Tâm, VPGD Pháp Vân, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội; Comcac USA, Cty Hóa Sinh Phong Phú, địa chỉ: 332/3/11Ho64 Ngọc Lãm, P.An Lạc, Q.Tân Bình, TP.HCM;
ComCrat sữa, Cty TNHH Ca Ca, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM; Boom-Combcats, Cty TNHH TM Phong Phú, địa chỉ: Tổ 6, KP 3, Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai; Com.cast 150, Cty TNHH TM-DV Ba Đồng Vàng, phường Bình Đức, TP.Long Xuyên, An Giang; Comkcact, Cty TNHH SX Hóa Nông An Giang, địa chỉ: Long Định, xã Long Kiên, huyện Chợ Mới, An Giang; Cowcat 9n KTST, Cty Hóa chất nông nghiệp Hà Long, địa chỉ: Lô A204, KCN Thái Hòa, Đức Lập Hạ, Long An;
Cakcum 150CN, Cty TNHH TM&DV GNC, địa chỉ 673, QL91 xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, An Giang; Ashita-FA1, Cty TNHH Hóa chất và phân phối Đại Việt, địa chỉ: số 31 đường số 1, P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM; Sopcast 250, Cty TNHH Hóa Sinh Lúa Việt, địa chỉ: số 41/14, KP Tân Phú, P.Tân Bình, TX Dĩ An, Bình Dương; Combat Super, Công ty TNHH Hóa Nông Việt Mỹ, địa chỉ 168 An Dương Vương, P.16, Q.8, TP.HCM.
Có thể bạn quan tâm

Dù được đánh giá là chính sách mang tính toàn diện để phát triển thủy sản, song việc triển khai thực hiện Nghị định 67 hiện còn không ít vướng mắc. Việc hỗ trợ, giải ngân nguồn vốn này vẫn còn khá thấp so với nhu cầu của ngư dân.

Hiện nay, toàn tỉnh có 6/27 cơ sở đóng tàu cá đánh bắt xa bờ được UBND tỉnh công bố đủ điều kiện hoạt động. Ông Phan Huy Hoàng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, hiện có thêm 4 cơ sở nữa đang được đề xuất đầu tư nâng cấp cho đủ điều kiện hoạt động.

Tuy không tổ chức thực hiện được những cánh đồng mẫu lớn như quy định của ngành nông nghiệp, nhưng bước đầu huyện Tư Nghĩa đã giúp nông dân hình thành những cánh đồng lớn, chuyên canh một giống lúa, hoa màu năng suất khá cao.
Sau dưa hấu, giờ đến lượt muối Sa Huỳnh (Đức Phổ) rớt giá thê thảm. Đã bao nhiêu năm, vậy mà muối Sa Huỳnh vẫn chưa có lối thoát. Trên những cánh đồng muối vẫn còn đó nhiều mảnh đời cơ cực.

Được một cán bộ Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) giới thiệu, chúng tôi háo hức vượt hơn 10km đường rừng lên núi cao để đến thăm mô hình nuôi cá tầm của ông Mai Thanh Lâm (62 tuổi, ngụ tổ dân phố 13, thị trấn Mađaguôi). Trại cá tầm của ông Lâm ở dưới chân thác Ba Tầng.