Triển khai mô hình nuôi thâm canh lươn đồng
Chương trình được thực hiện thí điểm tại hai địa phương là huyện Châu Thành A và thành phố Vị Thanh.
Tổng diện tích nuôi thử nghiệm khoảng 500m2, hộ nằm trong dự án sẽ được hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.
Điều kiện tham gia là người nuôi phải có diện tích chuồng trên 50m2, gần nơi cấp nước, đảm bảo nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm kim loại và ảnh hưởng của nông dược.
Con giống sẽ được kiểm dịch trước khi đưa đến tay người dân, chọn những con đồng cỡ (khoảng trên 20 gram/con) không bị trầy xước để đảm bảo chất lượng khi xuất bán.
Thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 11-2015.
Theo nhận định của ngành chức năng, mô hình này có nhiều ưu điểm, lươn tăng trưởng nhanh, ít bệnh, giúp nông dân tiết kiệm thời gian nuôi và đạt kích cỡ đồng loạt…
Có thể bạn quan tâm
Từ ngư dân chính hiệu, họ tự tìm tòi, học hỏi đã trở thành những người nuôi tôm giỏi, vươn lên làm giàu trên vùng cát quê hương. Tạm gọi họ là những “kỹ sư” chân đất.
Dọc vùng ven biển Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), những cánh rừng ngập mặn đã bắt đầu vươn lên xanh tốt. Dưới tán rừng, các loài thủy sản được người dân thả nuôi đang mang lại hiệu quả cao.
Ngày 19/7, kỹ sư Phạm Duy Phượng, giảng viên Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết, sau hơn nửa năm chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ đại dương bằng điện, đến nay, ông đã chế tạo được hơn 30 bộ gây tê cá ngừ, cung cấp cho ngư dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Giá mỗi bộ thiết bị 25 triệu đồng, thấp hơn ba lần so với thiết bị cùng loại do Nhật Bản sản xuất.
Báo cáo của Chi cục Thủy sản cho thấy, nuôi cá lồng bè phát triển ổn định cả sản lượng và giá cả, trong khi nuôi cá tra tiếp tục thua lỗ.
Từ thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.