Xử Lý Nghiêm Hành Vi Buôn Lậu Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa có chỉ đạo yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an cùng các địa phương tăng cường các giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật về quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các địa phương xây dựng kho lưu chứa thuốc bảo vệ thực vật bị thu giữ, kinh phí tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật giả; hoàn thành trong quý 3 năm nay.
Bộ Công an tăng cường chỉ đạo phát hiện, đấu tranh với các đường dây vận chuyển trái phép, buôn lậu, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón giả; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là nhân dân ở khu vực biên giới không tham gia hoặc tiếp tay hoạt động vận chuyển trái phép, buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả; phổ biến, tập huấn, hướng dẫn nông dân nhận biết thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón an toàn, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân không bám biển thì không có cá, tôm không có sinh kế. Đặc trưng sinh kế này buộc ngư dân phải gắn bó rất chặt chẽ với biển. Muốn ra được biển trong bối cảnh phức tạp hiện nay họ cần được đầu tư hỗ trợ. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân; tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chính sách này chưa đến được ngư dân. Không được tiếp sức kịp thời, hiệu quả khi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, ngư dân ngày càng đuối sức, khai thác thủy sản Hải Phòng vì thế ngày càng tụt hậu.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…

Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện An Lão tổ chức thực hiện tại xã An Tân. Tham gia mô hình có 30 hộ nông dân của các thôn Tân An, Tân Lập, Thanh Sơn và Thuận An. Mô hình đã được đầu tư gần 86 triệu đồng mua 30 con bò cái nền, cấp cho mỗi hộ 1 con để chăn nuôi.

Mãng cầu ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) được coi là trái cây đặc sản vì mùi vị thơm ngon. Một số vườn mãng cầu của huyện từng đạt giải trái ngon, giống tốt các tỉnh miền Đông Nam bộ. Nhưng chỉ qua một thời gian ngắn, diện tích mãng cầu giảm hơn 2/3.