Xử lý nghiêm các vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Người dân mua sắm tại phiên chợ nông sản an toàn.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, chất cấm được người dân mua về trộn vào thức ăn chăn nuôi.
Chất kháng sinh cũng đang bị người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản lạm dụng pha trộn vào thực ăn để ngừa bệnh hoặc coi như kích thích tăng trưởng và để lại dư lượng trong thực phẩm lớn. Nếu con người ăn nhiều thực phẩm đó sẽ nhờn kháng sinh.
Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo hệ thống thú y chỉ đạo, quản lý ngặt nghèo các loại thuốc thú y; đề nghị Bộ Y tế cũng kiểm soát chặt việc nhập khẩu và kinh doanh thuốc kháng sinh.
Đồng thời, Bộ cũng đề nghị Bộ Công an phối hợp tìm ra những đầu nậu, đường dây buôn lậu, sử dụng chất cấm để triệt phá tận gốc.
Để giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát động Đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp từ nay đến hết Tết Nguyên đán 2016.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp tốt với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và tổ chức tuyên truyền rộng rãi tới từng hộ gia đình những hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng hiện đã có nhiều mô hình sản xuất mới như VietGAP, theo chuỗi… và có sự tham gia của doanh nghiệp.
Ngành nông nghiệp và địa phương cần hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất này.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu từ nay đến Tết Nguyên đán 2016, các bộ, ngành cần có kế hoạch cụ thể để hướng dẫn địa phương chủ động triển khai đợt cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất, xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền gần 22 tỷ đồng.
Đáng chú ý là đợt thanh tra đột xuất của Thanh tra Bộ tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y/thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục cho phép, tiêu hủy tại chỗ 13,3kg hóa chất Vàng-O (VAT YELLOW), tịch thu 20kg chất bột màu trắng không rõ nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ...
Có thể bạn quan tâm
Hơn 10 năm nuôi lợn, ngoài nguồn thu mỗi năm trên 400 triệu đồng, tài sản lớn nhất mà anh Nguyễn Văn Quỳnh, thôn Đồng Xá, xã Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên tích lũy được đó là kinh nghiệm chăm sóc, cách phòng tránh dịch bệnh cho lợn.
Tuy nghề nuôi ong mật ở Cây Thị, Đồng Hỷ mới phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây nhưng đã giúp cho nhiều hộ dân ổn định kinh tế, vươn lên làm giàu và góp phần đẩy lui cái đói, cái nghèo ở xã vùng sâu, vùng xa này.
Được sự hỗ trợ của dự án “Nông lâm kết hợp định hướng thị trường góp phần giảm nghèo tại Quảng Nam”, từ đầu năm đến nay, 5 xã thuộc vùng dự án của huyện Tiên Phước (gồm: Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà, Tiên Phong, Tiên Thọ) đã xây dựng 5 câu lạc bộ (CLB) trồng tiêu với hơn 150 người tham gia.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 94.000 tấn hạt tiêu, trị giá 618 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 7, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 12.000 tấn, kim ngạch đạt 81 triệu USD.
Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.