Xử Lý Nghiêm Các Đối Tượng Lấn Chiếm Đất Nuôi Tôm Trái Phép
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc vừa chỉ đạo Sở TN-MT, UBND các huyện Đông Hòa, Tuy An, TX Sông Cầu và TP Tuy Hòa xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất nuôi tôm trái phép.
Theo đó, UBND tỉnh giao chủ tịch UBND cấp huyện xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm về môi trường và buộc phải khắc phục. Sở TN-MT tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra để tiến hành xử lý, ngăn chặn các vi phạm và lập hồ sơ làm cơ sở xử lý sau này liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi cần thiết; xử lý trách nhiệm chính quyền và cán bộ thiếu trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ.
Theo báo cáo của Sở TN-MT, thời gian gần đây, tình hình lấn chiếm đất đai, đào ủi hồ tôm trái phép xảy ra khá phổ biến tại một số địa phương ven biển. Mặc dù chính quyền có kiểm tra, xử lý nhưng chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết nên tình hình vi phạm diễn ra ngày càng phức tạp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 16.2, ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết, dịch lở mồm long móng vừa bùng phát trên đàn gia súc ở xã Đại Nghĩa, Đại Hiệp và thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc.
Bà con nuôi tôm ở Trần Đề, Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang ứng dụng quy trình nuôi tôm luân canh với cá rô phi, cá chẻm, cá kèo theo hình thức tuần hoàn, khép kín, tận dụng nguồn nước nuôi cá để nuôi tôm và ngược lại.
Sinh vật lạ này bắt đầu xuất hiện từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, chúng to bằng ngón tay, dài khoảng 10 - 15 cm, trên người có rất nhiều nhớt.
Ông Trương Hữu Bửu (63 tuổi, ở thôn Phú Sơn 3, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có cơ ngơi trên cả tỷ đồng nhờ nghề làm cây cảnh.
Sáng 18/3, Hội đồng KH-CN huyện Tuy An (Phú Yên) đã tổ chức nghiệm thu dự án Nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng.