Xử Lý Nghiêm Các Đối Tượng Lấn Chiếm Đất Nuôi Tôm Trái Phép

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc vừa chỉ đạo Sở TN-MT, UBND các huyện Đông Hòa, Tuy An, TX Sông Cầu và TP Tuy Hòa xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất nuôi tôm trái phép.
Theo đó, UBND tỉnh giao chủ tịch UBND cấp huyện xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm về môi trường và buộc phải khắc phục. Sở TN-MT tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra để tiến hành xử lý, ngăn chặn các vi phạm và lập hồ sơ làm cơ sở xử lý sau này liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi cần thiết; xử lý trách nhiệm chính quyền và cán bộ thiếu trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ.
Theo báo cáo của Sở TN-MT, thời gian gần đây, tình hình lấn chiếm đất đai, đào ủi hồ tôm trái phép xảy ra khá phổ biến tại một số địa phương ven biển. Mặc dù chính quyền có kiểm tra, xử lý nhưng chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết nên tình hình vi phạm diễn ra ngày càng phức tạp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Related news

Trong cuộc trao đổi với báo Đại Đoàn Kết tại thời điểm vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), GS Võ Tòng Xuân dự báo, gạo Việt sẽ phải đối diện với viễn cảnh “màu xám”.

Việt Nam có thâm niên xuất khẩu gạo suốt 26 năm, còn Campuchia chỉ bắt đầu xuất khẩu từ năm 2008. Nhưng 3 năm trở lại đây, gạo Campuchia đã trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm tàng với gạo Việt Nam.

Bộ Công Thương cho biết đã tính đến ảnh hưởng của việc hạ thuế xuống 0% đến sản xuất mía đường trong nước.

Thông tin Việt Nam thắng thầu 2 gói thầu cung cấp gạo cho Philippines (450.000 tấn) và Indonesia (1 triệu tấn) được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhìn nhận là dấu hiệu tích cực cho xuất khẩu gạo từ nay đến tháng 3-2016.

Xu thế đồ thị trong ngắn hạn phát tín hiệu giảm điểm.