Xử Lý Môi Trường Trong Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Trong nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết, chất thải của các đối tượng nuôi…
Vì vậy, cần xử lý tốt môi trường trong nuôi trồng, cũng như chế biến thủy sản nhiễm từ nuôi trồng thủy sản: Trong nuôi tôm, phần lớn chất thải tích tụ dưới đáy ao sẽ gây tổn hại đến sức khỏe tôm, làm ảnh hưởng hiệu quả của nghề nuôi.
Lớp bùn ở đáy ao khiến môi trường nước bị thiếu ôxy trầm trọng và từ đó còn sản sinh ra nhiều chất độc như amoniac, nitrite, hydrogen sulfide… khiến tôm di chuyển đến một chỗ làm tăng tính cạnh tranh khi ăn, sẽ có những con bị ăn thiếu. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm nặng, tôm sẽ bỏ ăn, sức tăng trưởng giảm, dễ mắc bệnh, tỉ lệ chết cao.
Đối với nguồn chất thải từ hoạt động nuôi tôm, nếu không được xử lý tốt, sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển, tác động xấu đến các hoạt động khác ở vùng ven biển. Vì vậy, việc xử lý nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản được coi là việc làm bắt buộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ô nhiễm từ chế biến thủy sản: Ngành chế biến thủy sản tác động đến môi trường với những đặc trưng cơ bản, như khí thải gây ô nhiễm môi trường bởi những mùi hôi phát sinh từ nguồn phế thải được lưu trữ trong quá trình sản xuất.
Chất thải rắn từ các dây chuyền chế biến thủy sản, gồm đầu tôm, vỏ tôm, nội tạng mực, cá, nước thải trong sản xuất chế biến... Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm thì nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Khi thải vào sông ngòi, kênh rạch, sẽ phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cộng đồng.
Tuy nhiên, các thành phần ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sẽ phân hủy mạnh khi tiếp xúc với các vi sinh vật. Vì vậy, biện pháp phù hợp nhất là ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh đối với nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản.
Tái chế nguồn gây ô nhiễm thành phân bón hữu cơ: Đây chính là lợi ích tuyệt vời của việc xử lý môi trường, biến nguồn gây ô nhiễm thành phân bón hữu cơ dạng bùn hoặc dạng nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Việc tái chế không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, để việc tái chế đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý phải được thực hiện tốt ngay từ giai đoạn đầu, dựa vào thành phần, tính chất của chất thải, tiến hành phân loại và đựng trong các bao, thùng khác nhau.
Đầu tư thiết bị thu gom chuyên dụng để vận chuyển từng loại đến nơi có thể tái chế. Các cơ quan quản lý môi trường cần hướng dẫn các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản tự phân loại chất thải hữu cơ, khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu tái chế…
Có thể bạn quan tâm
Ngân hàng bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank) ký thỏa thuận với công ty Him Lam và UBND tỉnh Lâm Đồng cam kết đầu tư 10.000 tỉ đồng cho cây mắc ca và một số sản phẩm nông nghiệp khác tại địa bàn.
Những ngày này, tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi liên tiếp cập bờ mang theo thành quả lao động của hàng ngàn ngư dân sau những ngày dài bám biển. Nhiều tàu trúng đậm, nhưng cũng có không ít những chuyến tàu số tiền bán cá tính ra chưa đủ tổn.
Cũng như các địa phương khác trong huyện Hải Lăng (Quảng Trị), để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hải Xuân đã tập trung đẩy mạnh phong trào “Chỉnh trang nông thôn” với 6 nội dung chính: phát quang, hiến đất mở rộng đường giao thông; thắp sáng đường quê; cải tạo vườn tạp; sửa sang nhà cửa; chỉnh trang hàng rào, cổng; xây dựng, cải tạo chuồng trại chăn nuôi.
Kể từ năm 2013 đến nay, giá cao su ở Quảng Trị xuống thấp khiến đời sống nông dân lao đao. Bây giờ, họ vừa chăm cao su vừa phập phồng chờ đợi: Bao giờ cao su lên giá?
Vốn là một loại dược liệu quý hiếm từ lâu đời, đông trùng hạ thảo khá quen thuộc trong các phương thuốc đông y và có giá khá đắt. Nhưng tại VN, dược liệu lạ lùng này đã được nuôi cấy thành công.