Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xử Lý Môi Trường Trong Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản

Xử Lý Môi Trường Trong Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Publish date: Tuesday. August 12th, 2014

Trong nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết, chất thải của các đối tượng nuôi…

Vì vậy, cần xử lý tốt môi trường trong nuôi trồng, cũng như chế biến thủy sản nhiễm từ nuôi trồng thủy sản: Trong nuôi tôm, phần lớn chất thải tích tụ dưới đáy ao sẽ gây tổn hại đến sức khỏe tôm, làm ảnh hưởng hiệu quả của nghề nuôi.

Lớp bùn ở đáy ao khiến môi trường nước bị thiếu ôxy trầm trọng và từ đó còn sản sinh ra nhiều chất độc như amoniac, nitrite, hydrogen sulfide… khiến tôm di chuyển đến một chỗ làm tăng tính cạnh tranh khi ăn, sẽ có những con bị ăn thiếu. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm nặng, tôm sẽ bỏ ăn, sức tăng trưởng giảm, dễ mắc bệnh, tỉ lệ chết cao.

Đối với nguồn chất thải từ hoạt động nuôi tôm, nếu không được xử lý tốt, sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển, tác động xấu đến các hoạt động khác ở vùng ven biển. Vì vậy, việc xử lý nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản được coi là việc làm bắt buộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Ô nhiễm từ chế biến thủy sản: Ngành chế biến thủy sản tác động đến môi trường với những đặc trưng cơ bản, như khí thải gây ô nhiễm môi trường bởi những mùi hôi phát sinh từ nguồn phế thải được lưu trữ trong quá trình sản xuất.

Chất thải rắn từ các dây chuyền chế biến thủy sản, gồm đầu tôm, vỏ tôm, nội tạng mực, cá, nước thải trong sản xuất chế biến... Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm thì nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Khi thải vào sông ngòi, kênh rạch, sẽ phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cộng đồng.

Tuy nhiên, các thành phần ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sẽ phân hủy mạnh khi tiếp xúc với các vi sinh vật. Vì vậy, biện pháp phù hợp nhất là ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh đối với nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản.

Tái chế nguồn gây ô nhiễm thành phân bón hữu cơ: Đây chính là lợi ích tuyệt vời của việc xử lý môi trường, biến nguồn gây ô nhiễm thành phân bón hữu cơ dạng bùn hoặc dạng nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Việc tái chế không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, để việc tái chế đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý phải được thực hiện tốt ngay từ giai đoạn đầu, dựa vào thành phần, tính chất của chất thải, tiến hành phân loại và đựng trong các bao, thùng khác nhau.

Đầu tư thiết bị thu gom chuyên dụng để vận chuyển từng loại đến nơi có thể tái chế. Các cơ quan quản lý môi trường cần hướng dẫn các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản tự phân loại chất thải hữu cơ, khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu tái chế…


Related news

Cơ Bản Được Kiểm Soát Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi Cơ Bản Được Kiểm Soát Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Tại cuộc họp về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) chiều 5/4, Bộ NN&PTNT đã chính thức công bố kết quả kiểm tra tình hình sử dụng hóa chất cấm Beta agonist trong chăn nuôi.

Sunday. April 8th, 2012
Chất Siêu Tăng Trưởng Vườn Sinh Thái Chất Siêu Tăng Trưởng Vườn Sinh Thái

Được sự tư vấn và giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật của Cty TNHH Thương mại Trung Việt, vụ đông 2007, Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà, Bắc Giang xây dựng mô hình sử dụng chất tăng trưởng "Vườn Sinh Thái" trên các loại cây rau màu: Bắp cải, cà chua, dưa chuột, ớt, khoai tây, khoai lang rau, rau cải và chăn nuôi gà sinh sản, lợn thương phẩm ở các xã Xuân Cẩm, Mai Đình, Hoàng An, Hoàng Lương, Thanh Vân, đạt hiệu quả kinh tế cao

Wednesday. July 11th, 2012
Bệnh Tôm Diễn Biến Phức Tạp Ở Bình Định Bệnh Tôm Diễn Biến Phức Tạp Ở Bình Định

Đến đầu tháng 4.2012, các xã ven đầm Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định) như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng đã thả tôm giống vào nuôi trên diện tích 967 ha/971 ha kế hoạch. Mới đầu vụ, diện tích hồ tôm mắc bệnh đã lan rộng lên gần 50 ha, trong đó có gần 12 ha bị nhiễm virus SEMBV (đốm trắng), phần còn lại cũng mắc các bệnh do môi trường.

Sunday. April 8th, 2012
Áp Dụng Hệ Thống Tưới Phun Mưa Cho Chè Và Cây Ăn Quả Áp Dụng Hệ Thống Tưới Phun Mưa Cho Chè Và Cây Ăn Quả

Mô hình này có sự tham gia của 5-7 hộ/xã, cho diện tích tưới từ 1,2- 1,5 ha. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô.

Thursday. July 12th, 2012
Dưa Hấu Ùn Tắc Tại Cửa Khẩu Tân Thanh Dưa Hấu Ùn Tắc Tại Cửa Khẩu Tân Thanh

Ông Phùng Quang Hộ - Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn), cho biết: Đến trưa ngày 3/4, tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn còn trên 200 xe vận chuyển dưa hấu (20 - 25 tấn/xe) còn ứ đọng chưa được thông quan.

Sunday. April 8th, 2012