Xử Lý Cây Lúa Đang Bị Ngộ Độc Hữu Cơ
Đây là hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ do quá trình chuẩn bị đất quá ngắn, không kỹ dẫn đến rơm rạ từ vụ trước chưa kịp phân huỷ hoặc phân huỷ không hoàn toàn gây nên. Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, để khắc phục hiện tượng này bà con cần áp dụng ngay một số biện pháp sau đây:
- Đối với các ruộng lúa đang bị ngộ độc hữu cơ, trước tiên bà con cần tháo hết nước ở ruộng để cho ruộng khô nứt chân chim, cho đất thông thoáng nhả bớt khí độc CO2, rải phân supe lân hoặc phun phân bón qua lá kahumat, hydrophos… có hàm lượng lân cao, tháo nước mới vào và làm cỏ sục bùn.
- Trong điều kiện lúa không bị rầy nâu tấn công thì nên tháo nước cho mặt ruộng khô nứt chân chim ít bữa rồi lại đưa nước mới vào theo chu kỳ 3-4 lần/vụ sẽ hạn chế được hiện tượng ngộ độc hữu cơ rất cao.
- Tuy nhiên, trong trường hợp ruộng đang bị rầy nâu tấn công với mật số lớn thì nên ưu tiên giữ đủ mức nước để phòng chống rầy tốt hơn trong thời gian phun thuốc dập dịch sau đó mới tháo nước như hướng dẫn trên đây. Trong thời gian này cần ngừng bón đạm. Chờ 6-7 ngày sau, nhổ cây lúa lên thấy ra rễ mới có màu trắng là đã cứu lúa thành công có thể bón thêm phân để đạt năng suất.
Có thể bạn quan tâm
Vụ HT 2016, Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi Quảng Ngãi sản xuất thử 2 giống lúa thuần ĐH500 và ĐH6-1.
Dưới đây là 10 giống lúa thuần thế hệ mới triển vọng để các địa phương tiếp cận, đánh giá lựa chọn SX đại trà vụ HT 2012 và các vụ tiếp theo.
Các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá giống QS 447 cứng cây, sạch sâu bệnh, dể thâm canh, có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ Đông xuân 100-105 ngày), năng suất
Nghiên cứu và chọn tạo được nhiều dòng, giống lúa mới triển vọng như: Gia Lộc 26, Gia Lộc 37, Gia Lộc 516, Gia Lộc 555 và HD11.
Đất bị mặn thường làm cho tình trạng ngộ độc phèn trở nên trầm trọng hơn. Cần đo độ chua và mặn nước ruộng để chọn loại phân bón cho phù hợp.