Xử Lý Ao Tôm Bệnh Đốm Trắng Và Bệnh Taura Khi Có Dịch
Tính từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình dịch bệnh tôm biển nuôi thâm canh, bán thâm canh đang diễn biến phức tạp với tần suất ngày càng cao đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân nuôi tôm trên 3 huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.
Ảnh minh hoạ |
Bệnh Taura |
Do đó, để hoạt động nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh được ổn định trong mùa mưa sắp tới, giảm thiệt hại do dịch bệnh và nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh trên ao tôm nuôi cho người dân, Chi cục Nuôi trồng thủy sản đưa ra hướng dẫn quy trình xử lý dịch bệnh trên tôm nuôi khi có dịch bệnh xảy ra như sau:
Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống, tuyệt đối không tự ý xả thải nước, tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên.
Báo ngay cho ban quản lý vùng nuôi, UBND xã hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để được hướng dẫn cách ly, thu hoạch và hỗ trợ hóa chất xử lý tiêu hủy mầm bệnh.
Ao tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng đang được xử lý hóa chất ST.Gaxa. Ảnh: N.N
Ngay sau khi xác định tôm nuôi bị nhiễm virus bệnh đốm trắng hoặc Taura thì tiến hành tiêu hủy ao tôm bệnh ngay, với sự chứng kiến của cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản và cán bộ quản lý địa phương.
Việc tiêu hủy được tiến hành như sau: Trong trường hợp các ao nuôi có thể thu hoạch được thì tiến hành thu hoạch ngay, nhưng không được tự ý xả thải nước và xác tôm chết trực tiếp ra ngoài tự nhiên và môi trường nuôi xung quanh, mà chuyển nước từ ao nuôi sang ao lắng hoặc ao chứa khác để xử lý sau khi thu hoạch xong.
Trong trường hợp các ao nuôi không được thu hoạch thì sử dụng hóa chất hỗ trợ tiêu hủy, xử lý ngay nước trong ao tôm bệnh đó.
Tuyệt đối cơ sở nuôi không nên kéo dài thời gian để cố gắng điều trị bệnh virus đốm trắng, bệnh Taura mà làm chậm trễ công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản của cơ quan chức năng, làm lây lan mầm bệnh cho các ao nuôi khác trong vùng.
Đối tượng được hỗ trợ hóa chất: tất cả các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh có tôm nuôi bị nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV) hoặc bệnh Taura (TSV).
Thời gian hỗ trợ: trong vụ nuôi tôm biển 2011.
Hóa chất hỗ trợ: liều lượng 01 lít ST.Gaxa/3.500m3.
Mức hỗ trợ: 100% lượng hóa chất ST.Gaxa để tiêu hủy mầm bệnh trong ao nuôi. Sau khi nhận hóa chất, pha chế đúng liều thì tạt đều khắp ao đồng thời mở máy quạt nước suốt trong quá trình xử lý.
Lưu ý cơ sở nuôi phải giữ kín nước trong ao nuôi tôm bệnh tối thiểu 15 ngày tính từ ngày xử lý hóa chất, mới được xả nước ra ngoài môi trường tự nhiên. Trách nhiệm kiểm soát cơ sở nuôi do ban quản lý vùng nuôi hoặc chính quyền địa phương thực hiện.
Cơ sở nuôi bị thiệt hại nên áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan từ ao này sang ao khác, dùng riêng và khử trùng các dụng cụ sau mỗi lần sử dụng.
Chỉ tiến hành thả nuôi tiếp sau khi đã có đầy đủ thông tin từ kết quả quan trắc môi trường, mầm bệnh, khuyến cáo lịch thời vụ của cơ quan quản lý thủy sản
Có thể bạn quan tâm
Trang trại tôm của gia đình ông hiện cho thu nhập khoảng 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng/năm. Năm 2019, ông là nông dân được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc.
Hai năm trở lại đây, ông Nguyễn Văn Quang chọn cách làm lạ mà hay là nuôi lươn sinh sản bán trứng ( thay vì bán lươn giống) như trước đây và đã đạt kết quả
Ông Ngô Hữu Phước, 63 tuổi, ngụ ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long chuyên nuôi cá nước ngọt. Năm 2019 ông tiến hành nuôi ruồi lính đen
Với nghề nuôi cá thát lát cườm mà anh Phạm Lâm Em, 38 tuổi, ngụ khu vực V, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang trở thành tỷ phú.
Sau mấy năm nuôi tôm thất bát, anh Phạm Văn Nghĩa (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) chuyển qua nuôi ốc hương sạch cho hiệu quả kinh tế cao.