Xóm Đại Gia Nhờ Trồng Cây Khóm

Thôn Định Thắng, thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có 13 hộ dân. Trong đó đều thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, đông con quanh năm sống trong nhà tranh vách đất. Tuy nhiên, vài năm gần đây, đời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt nhờ chuyển đổi cây trồng mà các hộ này đã thoát nghèo trông thấy, xây nhà lầu, mua xe và sắm sửa vật dụng sang trọng… Đó là nhờ trồng cấy Khóm (cây dứa).
Sau cuối chiều mỗi này, nông dân xóm Khóm thu hoạch Khóm từ đồng về. Thời gian này là cả xóm lại tấp nập người bán kẻ mua. Trên hiên trước mỗi nhà, những trái khóm đỏ hườm, tươi roi rói được người trồng sắp sẵn trong sọt chờ thương lái tuyển lựa, đưa lên xe đi tiêu thụ tại các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Được biết, khóm chính vụ đã kết thúc hơn một tháng nay nên sản lượng khóm hiện không còn nhiều dẫn đến giá khóm đang tăng mạnh, hiện ở mức 45.000 – 50.000 đồng/chục (khóm loại 1 - những trái khóm to, cân đối, màu sắc đẹp) và 30.000 – 40.000 đồng/chục đối với khóm xô (khóm loại ra từ loại 1) nên sau khi trừ hết chi phí về phân bón, công làm cỏ, công bẻ, trung bình mỗi hộ thu được hàng chục triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Đông, một người trồng nhiều khóm ở xóm Khóm cho biết: cách đây 5 năm trở về trước, cuộc sống của nông dân thôn Định Thắng còn gặp rất nhiều khó khăn và việc chuyển đổi cây trồng cũng không mấy dễ dàng. Phần lớn diện tích đất đều trồng hoa màu và tuy đất tốt nhưng hàng năm thu hoạch có khi được khi mất do ảnh hưởng thời tiết, đặc biệt vào mùa mưa. Nhiều người đã mạnh dạn chuyển sang trồng thử nghiệm các loại cây như ổi, bưởi, chanh... nhưng vẫn lâm vào cảnh khó khăn do cây không phát triển được.
Qua những năm tháng không thành công, mọi người trong thôn đã đi tới nhiều địa phương lân cận khác tìm hiểu trồng loại giống cây trồng gì phù nơi thôn quê mình. Qua tìm hiểu các mô hình trồng Khóm các địa phương thấy dễ trồng, kinh phí thấp lại cho năng suất cao nên nông dân trong thôn bàn tính trồng thử nghiệm cây Khóm có thích nghi thời tiết và đất trồng nơi đây không.
Trong những tháng đầu trồng cây Khóm thấy phát triển tốt, lá xanh tươi dù thời tiết nắng rất ngắt ngao. Từ 1 ha Khóm đến nay gia đình tôi tăng diện tích lên hơn 6 héc ta khóm đang trong độ thu hoạch ở Suối Cái, đồng Din (xã Hòa Định Tây).
Với giá khóm ở mức 55.000 - 65.000 đồng/chục (lúc trái vụ) hoặc 30.000-40.000 đồng/chục (khi vào mùa), trung bình mỗi ngày tôi thu hơn 5 triệu đồng”.
Theo các hộ trồng, cây khóm dễ trồng nhưng là giống cây trồng dài ngày nên phải trồng hơn một năm rưỡi mới bắt đầu ra trái. Lúc đầu người trồng phải đầu tư khá nhiều tiền vào giống, phân bón và công thuê làm cỏ. Khi khóm ra trái thì ra liên tục, công làm cỏ cũng ít hơn (chỉ cần làm cỏ 2-3 lần/năm) nên người trồng có thể thu hoạch quanh năm .
Khóm là loại cây rất ít bị sâu bệnh, vòng đời dài (từ 5 – 6 năm), giá luôn tăng và khá ổn định nên người trồng khóm có lãi cao.
Do đó trung bình mỗi héc ta cho năng suất khoảng 14 – 16 tấn khóm nên mỗi hộ thu nhập khoảng 40 - 50 triệu đồng/năm. Do nguồn cung trên thị trường chưa nhiều nên khóm hái đến đâu, thương lái đều tập trung đến để mua hàng. Do đó khóm ít khi rơi cảnh mất giá hay bị “dìm” giá.
Ông Huỳnh Ngọc Chung, đội trưởng đội 4, thôn Định Thắng, thị trấn Phú Hòa cho biết: “Tất cả 13 hộ gia đình trồng khóm trước đây đều có hoàn cảnh rất khó khăn thuộc diện nghèo và cận nghèo.
Sau vài năm trồng khóm, đến nay cả thôn đã thoát nghèo và có của ăn của để, xây nhà lầu, mua xe, đời sống sung túc. Riêng gia đình anh Nguyễn Văn Đông, mấy năm trước còn sống trong căn nhà tranh đất nhưng năm vừa rồi cũng đã xây được căn nhà 2 tầng, trở thành niềm tự hào của cả thôn trong việc làm kinh tế giỏi”
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều hộ nuôi heo rừng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) khó nắm bắt kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng và lúng túng trong việc tìm đầu ra thì ông Trần Văn Hiến (thôn Thạnh Đức) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển quy mô đàn heo rừng lên đến hàng trăm con, trở thành gia đình nuôi heo rừng có quy mô lớn tại huyện miền núi này.

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.

Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.