Xoài và thanh long ruột đỏ có cơ hội vào thị trường Nhật Bản
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 15 - 18/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng đã có buổi gặp song phương với Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Yoichi Miyazawa.
Tại buổi gặp, hai Bộ trưởng đã cùng nhau trao đổi các vấn đề liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai Bên trong thời gian tới.
Nhật Bản cũng sẽ sớm mở cửa thị trường cho xoài tươi của Việt Nam.
Đặc biệt, đối với thương mại hàng nông sản, hai Bộ trưởng bày tỏ sự hài lòng trước thông tin Việt Nam sẽ sớm mở cửa thị trường cho táo tươi của Nhật Bản theo yêu cầu của Nhật Bản. Nhật Bản cũng sẽ sớm mở cửa thị trường cho xoài tươi của Việt Nam theo yêu cầu của Việt Nam, đồng thời khẳng định việc này sẽ giúp tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước một cách tích cực.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cũng cho biết sẽ trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản về đề nghị của Việt Nam nhằm thúc đẩy mặt hàng nông sản và cho phép nhập khẩu thanh long ruột đỏ của Việt Nam trong thời gian tới./.
Có thể bạn quan tâm
Đoàn công tác UBKT Tỉnh ủy vừa có chuyến kiểm tra, làm việc với xã Thạch Thắng (Thạch Hà) về phát triển kinh tế tập thể. Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Nguyễn Thị Gái cùng dự.
Sau gần 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) với những cách làm quyết liệt, sáng tạo, Hà Tĩnh đã thu hút được nhiều tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia. Nhờ đó, áp lực đóng góp cho NTM của người dân được giảm đi đáng kể.
Chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đi kiểm tra tiến độ dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà tại xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) và Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh).
Nông sản là một trong những mặt hàng nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hội nghị Giao thương Doanh nghiệp Việt-Trung do Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp với Ban Thư ký Hội chợ Thương mại Trung Quốc-ASEAN tổ chức ở thành phố Nam Ninh.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tiếp sụt giảm trong thời gian khá dài, thậm chí còn mất dần thị trường do bị cạnh tranh gay gắt từ các nguồn cung trên thế giới. Đặc biệt, việc chưa có thương hiệu đã và đang khiến gạo Việt thua đau.