Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thêm Một Vụ Mía Đắng

Thêm Một Vụ Mía Đắng
Ngày đăng: 19/09/2014

Các NM đường ở ĐBSCL đang vào vụ ép mới với những khó khăn chồng chất: đường tồn kho nhiều, giá đường đang ở mức rất thấp, SX không hiệu quả.

PV NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đồng (ảnh), GĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang, tỉnh có 3 nhà NM đường và vùng mía nguyên liệu lớn nhất khu vực.

Theo thông báo, chậm nhất đến ngày 20/9 tất cả các nhà máy đường trên địa bàn ĐBSCL sẽ vào vụ. Như vậy có trễ so với mọi năm và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vùng mía nguyên liệu nếu nước lũ đổ về nhanh, thưa ông?

Ngày vào vụ như trên đã được sự thống nhất giữa ngành nông nghiệp và các nhà máy. Đồng thời chấp hành chủ trương chung của Bộ NN-PTNT là chỉ vào vụ khi vùng mía nguyên liệu đạt từ 9 chữ đường trở lên.

Trong 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh thì Cty TNHH Mía đường - cồn Long Mỹ Phát đã vào vụ từ ngày 30/8, Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) sẽ vào vụ lần lượt là ngày 17/9 (nhà máy Phụng Hiệp) và 20/9 (nhà máy Vị Thanh). Lịch vào vụ như vậy là phù hợp với niên vụ mía đường năm nay.

Còn về vùng mía nguyên liệu có nguy cơ bị ảnh hưởng lũ chủ yếu tập trung tại huyện Phụng Hiệp. Đến nay đã có 5.000/8.345 ha mía của địa phương này được đầu tư hệ thống đê bao và một số diện tích được CASUCO hỗ trợ máy bơm rút nước ra.

Tuy nhiên, bình thường người dân không mặn mà bơm rút nước ra vì sợ tốn thêm chi phí. Trong trường hợp nước lũ đổ về nhanh, có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng mía thì tỉnh sẽ chỉ đạo bơm rút nước ra, nhằm tránh thiệt hại.

Giá mía năm nay được các nhà máy thu mua khá thấp, chỉ khoảng 900 đ/kg mía 10 chữ đường tại cầu cảng nhà máy. Với giá này, liệu người dân trồng mía có lãi?

Giá mía các nhà máy thu mua như vậy là đã được tính toán, phân tích kỹ. Trước hết, không để xảy ra vi phạm giá sàn bao tiêu mà các nhà máy đã ký kết với nông dân là 830 đ/kg. Đồng thời dựa trên hướng dẫn của Bộ NN-PTNT về cách tính giá mía nguyên liệu: giá đường hiện hành - 5% thuế VAT x 60% giá mía 10 chữ đường.

Với giá đường hiện nay chỉ ở mức 12.000 - 12.500 đ/kg, nếu áp theo công thức này thì tính ra giá mía chỉ ở mức 715 đ/kg. Như vậy, giá thu mua hiện nay thể hiện sự cố gắng hết sức của các nhà máy, nhằm chia sẻ khó khăn với nông dân cũng như giữ vùng mía nguyên liệu cho các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, với mức giá này thì nông dân lãi cao lắm cũng chỉ khoảng 4-5 triệu đ/ha, thấp hơn nhiều so với các loại cây trồng khác, kể cả là so với trồng lúa, trong khi vụ mía kéo dài tới 9-10 tháng. Có thể khẳng định năm nay lại thêm một vụ mía đắng nếu tình hình thị trường thời gian tới không được cải thiện.

Tỉnh sẽ có quy hoạch cũng như những chính sách gì để hỗ trợ người trồng mía nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu cho các nhà máy đường hoạt động trong thời gian tới?

Trước mắt, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát lại quy hoạch để giảm diện tích mía của tỉnh xuống còn từ 10.000 - 12.000 ha, vừa đủ đáp ứng nhu cầu công suất của 3 nhà máy. Hiện nay, diện mía của tỉnh còn 12.600 ha, đã giảm 1.400 ha so với niên vụ trước.

Diện tích giảm được chuyển sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Do vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp có địa hình trũng thấp nên thường bị ngập lũ, người dân phải thu hoạch sớm, sau đó trồng lại vụ lúa tiếp, diện tích khoảng 3.000 ha. Cơ cấu mía – lúa như vậy là không phù hợp, làm tăng chi phí do phải đầu tư trồng lại hàng năm.

Vì vậy, về lâu dài sẽ chuyển vùng mía nguyên liệu chính của tỉnh từ Phụng Hiệp về huyện Long Mỹ, nơi có địa hình cao, phù hợp với trồng mía lưu gốc.

Tập trung thực hiện cánh đồng lớn trong trồng mía để đầu tư cơ giới hóa, giảm lao động thủ công để hạ giá thành sản xuất. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nữa vào vùng mía nguyên liệu, nhất là về khâu giống, kỹ thuật canh tác để nâng cao năng suất, chữ đường, từ đó nâng cao thu nhập cho người trồng mía.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Chuẩn Bị Tốt Các Điều Kiện Cho Vụ Nuôi Thủy Sản Xuân Hè Chuẩn Bị Tốt Các Điều Kiện Cho Vụ Nuôi Thủy Sản Xuân Hè

Trong những ngày đầu xuân mới, cùng với bà con nông dân trồng lúa đã tích cực xuống đồng, các hộ nuôi và các doanh nghiệp nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nam Định đang tích cực cải tạo ao, đầm và chuẩn bị các điều kiện cần thiết bước vào vụ nuôi xuân hè.

13/02/2014
Thừa Thiên Huế Giúp Dân Vào Vụ Nuôi Mới Thừa Thiên Huế Giúp Dân Vào Vụ Nuôi Mới

Sau mỗi vụ nuôi, lượng mùn bã hữu cơ của vật nuôi tích tụ lắng đọng nhiều ở đáy ao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Công tác cải tạo ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng, do đó người nuôi cần phải tiến hành nhiều biện pháp cải tạo ao hồ sau đó mới thả nuôi.

13/02/2014
Cá Tra Đi Mỹ Chưa Bị Ảnh Hưởng Trong Năm Nay Cá Tra Đi Mỹ Chưa Bị Ảnh Hưởng Trong Năm Nay

Ngày 7-2-2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định thông qua dự luật nông nghiệp năm 2014 của Mỹ, trong đó có nội dung đưa cá tra/basa Việt Nam vào chương trình thanh tra, giám sát của họ. Theo nhận định của một số nhà chuyên môn, điều này ít nhiều sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào Mỹ nhưng nhanh nhất cũng phải đầu năm 2015.

13/02/2014
Xuất Khẩu Cá Ngừ Hạn Chế Vì Thiếu Nguyên Liệu Xuất Khẩu Cá Ngừ Hạn Chế Vì Thiếu Nguyên Liệu

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), trong năm 2013, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 526 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2012.

13/02/2014
Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam

Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam. Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này. Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này. Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu b

13/02/2014