Xoài Đồng Nai được cấp phép vào Nhật Bản

Đây là một tín hiệu vui nhưng cũng là thách thức lớn cho Đồng Nai, vì Nhật Bản là một nước NK rất khó tính…
Chuyến khảo sát vùng trái cây Đồng Nai mới đây của đại diện Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản do ông Nishikawa dẫn đầu, đã mở ra triển vọng XK xoài, chôm chôm, bưởi, sầu riêng… cho tỉnh này.
Sau khi nếm thử sản phẩm tại Tổ hợp tác trái cây Lộc Mai (xã La Ngà, huyện Định Quán), đoàn Nhật Bản đánh giá rất cao về chất lượng, đặc biệt là xoài cát Hòa Lộc.
Theo đó, đại diện đoàn Nhật Bản cho rằng: “Với mẫu mã và chất lượng như vậy, các DN Nhật Bản hoàn toàn có thể tin tưởng NK trái cây Đồng Nai”.
Không phải đợi lâu, chừng gần 1 tháng sau, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đã quyết định cấp phép cho trái xoài Đồng Nai được XK sang thị trường nước này.
Đứng trước cơ hội trên, nhiều HTX xoài của Đồng Nai đã bắt tay vào xây dựng lại quy mô, chất lượng sản phẩm, đặc biệt theo hướng VietGAP nhằm đáp ứng được yêu cầu của Nhật Bản.
UBND tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch sản xuất cánh đồng mẫu lớn đối với các loại cây như cà phê, tiêu, chuối, đặc biệt là xoài. Sở NN-PTNT Đồng Nai và các huyện có thế mạnh về cây xoài đã và đang từng bước quy hoạch lại cây trồng, áp dụng mô hình VietGAP, thành lập các Tổ hợp tác trái cây năng suất cao... để sớm nắm bắt cơ hội này. |
Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc HTX Suối Lớn (huyện Xuân Lộc) cho biết: “Ngay sau khi HTX chúng tôi làm việc với đoàn Nhật Bản và nhận được thông tin trái xoài được cấp phép xuất sang Nhật Bản, các thành viên trong HTX đã tổ chức nhiều cuộc họp, thảo luận nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng”.
Hiện HTX Suối Lớn đã được chứng nhận VietGAP cho 14,5 ha và chứng nhận GlobalGAP cho diện tích 9,6 ha xoài. Tương tự, bà Nguyễn Thị Kim Mai, chủ nhiệm Tổ hợp tác trái cây Lộc Mai cho biết: Các sản phẩm trái cây được trồng trong vườn gia đình bà đều được đoàn Nhật Bản ưng ý. Vì thế, bà đang động viên các tổ viên trong Tổ hợp tác sản xuất xoài Lộc Mai đẩy mạnh làm theo tiêu chuẩn VietGAP, sau đó mở rộng ra các loại trái cây khác để có cơ hội XK.
Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, tổng diện tích xoài trên địa bàn toàn tỉnh là 11.168 ha, trong đó dự kiến quy hoạch cánh đồng lớn là 9.357 ha. Diện tích xoài tập trung chủ yếu ở các huyện: Định Quán có 5.447 ha, Vĩnh Cửu 2.000 ha, Xuân Lộc 1.910 ha. Tuy nhiên, xét về lượng xoài đạt tiêu chuẩn, chất lượng VietGAP, GlobalGAP còn rất thấp. Cụ thể, hiện chỉ có 46,95 ha xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và 9,6 ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc HTX Suối Lớn cho rằng: “Đầu tư VietGAP và GobalGAP đương nhiên sẽ nhiều thủ tục rắc rối và tốn kém hơn so với đầu tư thông thường, mà tiêu thụ xoài hiện giờ của tỉnh hầu hết đều qua thương lái, bị ép giá liên tục, nên ít người theo đuổi”.
Bản thân HTX Suối Lớn đã ký nhiều hợp đồng tiêu thụ xoài với các DN, nhưng hầu hết họ cũng chỉ mua một lần, siêu thị thì mua lắt nhắt vài ba tấn, không có ai đến ký hợp đồng lâu dài và ổn định. Chính vì đầu ra chưa đảm bảo nên nông dân chưa dám mạnh tay quy hoạch, đầu tư bài bản, để đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn.
Chính vì thế, việc trái xoài Đồng Nai được cấp phép “bay” sang Nhật và HTX Suối Lớn được giao làm thí điểm đầu tiên cung cấp xoài đạt tiêu chuẩn cho phía đối tác đang mở ra cơ hội mới, dù chỉ là bắt đầu.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ nuôi cá trên đồng ruộng, ông còn đào thêm hồ nuôi cá giống phục vụ nhu cầu nuôi cá cho bà con. Mảnh vườn rộng chừng 5 sào, ông Cân trồng các loại rau như xà lách, cải, ngò, mướp đắng, bầu bí… để hằng ngày cung cấp cho các chợ ở huyện Triệu Phong. Ngoài ra, ông còn nuôi thêm 4 con lợn cái, 18 con lợn thịt và 4 con bò để tăng thu nhập.

Ước tổng lượng mưa toàn vụ đông xuân 2014 – 2015 trên địa bàn tỉnh có khả năng chỉ đạt từ 65 – 75% so với những năm trước. Mưa ít khiến dung tích nhiều hồ chứa lớn trong tỉnh đạt thấp nên nguy cơ hạn hán xảy ra ngay trong vụ đông xuân tới rất lớn.

Sau hơn 10 năm được tách ra hoạt động độc lập từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã lên tới trên 2,1 nghìn tỷ đồng, với hơn 112 nghìn khách hàng còn dư nợ. Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn này, mới có hơn 1% là của ngân sách địa phương chuyển sang….

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có xấp xỉ 21 nghìn ha chè, trong đó diện chè thành phẩm chiếm khoảng gần 18 nghìn ha, tăng gần 1 nghìn ha so với năm 2013. Tuy nhiên, năm nay, sản lượng chè búp tươi chỉ đạt khoảng 193 nghìn tấn, thấp hơn 7 nghìn tấn so với kế hoạch đề ra.

Với truyền thống cần cù, chịu khó, bà con nhân dân các thôn đã tích cực phát triển kinh tế, đưa cây chè là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế. Diện tích chè của 3 xóm là 56 ha, trong đó có khoảng 40% diện tích đã dược chuyển đổi sang trồng các giống chè cành cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, PH1, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên.