Xoài cù lao Giêng được công nhận VietGAP
Đây là xã đầu tiên của tỉnh được công nhận VietGAP trên trái cây mang thương hiệu “xoài 3 màu cù lao Giêng”, mở ra hướng đi mới về chất lượng, thị trường tiêu thụ và tiền đề để trái cây đặc sản xứ cù lao có mặt ở các siêu thị, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài tiềm năng.
Nông dân vui mừng xoài được công nhận VietGAP
Chia sẻ niềm vui này, nông dân Nguyễn Hoàng Liệt (xã Bình Phước Xuân)- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân nông thôn An Giang bày tỏ: “Tôi có 6 công xoài 3 màu được công nhận VietGAP.
Nước ta đã hội nhập và mới đây là TPP có hiệu lực, không VietGAP là “chết”.
Để trái xoài không phải “thua ngay trên sân nhà”, ta phải theo xu hướng hội nhập, tổ chức sản xuất, phải đi theo quy luật sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, an sinh xã hội.
Quá trình hình thành cũng khá nhiêu khê, nhưng nhờ có Nhà nước, địa phương “nhúng tay” hỗ trợ từ thủ tục pháp lý đến tài chính.
Tôi đề nghị Đảng, Nhà nước nên tiếp tục hỗ trợ dân, bởi bản thân nông dân không biết “đường đi nước bước” thế nào”.
Anh Trần Khánh Dư (ngụ ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân) không giấu giếm: “Đây là niềm ao ước của dân trồng xoài từ nhiều năm qua.
Từ năm 2010 đến nay, tôi theo các lớp tập huấn VietGAP, thực hiện đúng theo quy chuẩn, hàng ngày ghi nhật ký, lập sơ đồ nhà vườn, kho chứa thuốc đúng quy định, sử dụng thuốc trong danh mục, ưu tiên dùng phân sinh học, lấy mẫu đất, nước kiểm tra nhật ký trong 3 năm mới được công nhận.
Trồng 8 công xoài 3 màu đã hơn 10 năm nay, tôi chỉ bán cho thương lái mua giá “vô tội vạ” để xuất đi Trung Quốc.
Được công nhận VietGAP, nông dân yên tâm, chủ động đầu ra, khỏi sợ thương lái ép giá”.
Từ năm 2009, huyện Chợ Mới đã phát động phong trào để xoài được công nhận VietGAP.
Thông qua việc tổ chức tập huấn VietGAP, ban đầu 35 nhà vườn đăng ký, mỗi tháng nhà vườn phải tham gia khóa học do các chuyên gia tập huấn quy trình VietGAP, góp phần thay đổi thói quen, tập cho nông dân tự giác ghi chép sổ sách, truy xuất nguồn gốc… Được UBND tỉnh, huyện Chợ Mới hỗ trợ gần 50 triệu đồng phân tích mẫu đất, nước, tập huấn… và sự quyết tâm của 9 hộ dân mới được công nhận VietGAP.
Chủ tịch UBND xã Bình Phước Xuân Huỳnh Văn Cường thông tin: “Tới đây, tỉnh sẽ đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây kho đông lạnh bảo quản trái cây, hỗ trợ nông dân dự trữ hàng chờ giá”.
Những năm gần đây, xoài cho giá trị kinh tế rất cao, với trên 100 triệu đồng/công/năm.
Từ năm 2009 đến nay, dân 3 xã cù lao và nông dân toàn huyện chuyển hướng sang trồng xoài.
Hiện, xã Bình Phước Xuân và Mỹ Hiệp đã chuyển 100% diện tích lúa sang vườn cây ăn trái và trồng màu (90% phát triển vườn, chủ yếu là xoài).
Các xã: Hội An, Mỹ An, Long Điền A, Hòa Bình, Hòa An… dân cũng rục rịch trồng xoài.
“Toàn xã Bình Phước Xuân có 800 héc-ta xoài.
Hiện nay, những thương lái chuyên mua bán trái cây ở thị trường Châu Á đổ về đây lập vựa, tổ chức thu mua xoài của bà con để đóng vào container xuất khẩu.
Hiện, trên địa bàn đã hình thành 11 vựa thu mua xoài, lúc cao điểm có đến 100 tấn xoài nơi đây được đưa sang Trung Quốc mỗi ngày.
Tiêu thụ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên điệp khúc “được mùa, rớt giá” cứ diễn ra thường xuyên.
Nay, sản phẩm được công nhận VietGAP đồng nghĩa với việc sản phẩm tốt, xanh, sạch, có điều kiện tiêu thụ rộng tại các siêu thị, chợ đầu mối, xuất khẩu vào các thị trường khó tính”-Bí thư Đảng ủy xã Bình Phước Xuân Lê Nghĩa Thuấn thông tin.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới Nguyễn Văn Sanh cho biết: “Để thuận tiện trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nông dân, Tổ sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP được thành lập tại xã Bình Phước Xuân.
Đã có 9 hộ dân được cấp giấy chứng nhận VietGAP với diện tích 7,5 héc-ta”.
“Huyện Chợ Mới có hơn 6.000 héc-ta vườn cây ăn trái.
Tại Tri Tôn và Tịnh Biên, diện tích vườn cây ăn trái cũng khá lớn, nhưng hầu hết tự phát, tự cung, tự cấp.
Thiết nghĩ, An Giang ngoài 2 sản phẩm chủ lực là lúa- cá, trong lĩnh vực nông nghiệp không thể thiếu chăn nuôi và cây ăn trái, do vậy Nhà nước cần có quy hoạch chính sách hỗ trợ cụ thể.
Đồng thời, mong Nhà nước hỗ trợ hình thành một nhà kho đông lạnh, để có điều kiện trữ hàng chờ giá, đặc biệt cần có tính toán thị trường, công nghệ chế biến để tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng.
Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm nước ép xoài, mứt xoài, kẹo xoài và nhiều sản phẩm khác…, bán ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu”- ông Liệt đề xuất.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế thế giới đã trải qua một thời gian dài chìm sâu trong khủng hoảng. Đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp (DN) nào trụ vững để tồn tại được trong khó khăn đều thể hiện được bản lĩnh trên thương trường mà ở đó, kinh doanh trên sự “khác biệt” chính là bí quyết thành công. Công ty TNHH Thương mại Thủy sản AFA (Công ty AFA) là một trong số đó.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trại trưởng Trại giống Thủy sản Quang Kim cho biết: Hình thức nuôi cá giòn không quá khó với người nuôi thủy sản, lại có giá trị kinh tế cao, rất cần được nhân rộng ra các địa phương trong tỉnh, giúp nông dân có thêm phương thức nuôi mới để tăng thu nhập.
Hiện nay, các đơn vị chức năng của thành phố đang tích cực động viên ngư dân bám biển khai thác; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực khai thác, bảo quản sản phẩm, phòng tránh thiên tai trên biển cho ngư dân, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ để ngư dân yên tâm sản xuất.
Dù chưa về đến cảng Sa Kỳ nhưng tàu cá của ngư dân Đỗ Thanh Huy, ngụ thôn Định Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã được rất nhiều đầu nậu và thương lái chờ đợi. Về điều này, theo giải thích của một đầu nậu tên Lan là bởi “nghe tin tàu chú Huy toàn cá chuồn xanh.
Với những quyết tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, người sản xuất giống, người nuôi và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan. Hy vọng vụ tôm 2015 sắp tới sẽ đạt những kết quả khả quan, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra trong đề án tái cơ cấu ngành thủy sản.