Xoài Cát Hòa Lộc Được Cấp Chỉ Dẫn Địa Lý Ở Tiền Giang
Theo tin từ Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh, dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát, hỗ trợ quảng bá sản phẩm" do KS. Ngô Kỷ chủ nhiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) chủ trì đã được nghiệm thu.
Khu vực địa lý gồm các xã: Hòa Hưng, An Thái Trung, An Hữu, Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Thiện Trí, Hòa Khánh, Hậu Thành, Mỹ Lợi A (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Dự án được triển khai với các nội dung: Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát; Nghiên cứu xây dựng hệ thống quy trình quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát; Nghiên cứu về tiềm năng sản xuất, khai thác thương mại và phát triển thị trường; Xây dựng hệ thống quảng bá truyền thông chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát.
Sau hai năm thực hiện, dự án đã đáp ứng hoàn toàn nội dung triển khai, các sản phẩm thực hiện cho phép các thành viên tham gia sử dụng chỉ dẫn địa lý ứng dụng, vận hành quy chế quản lý và tổ chức xây dựng, định hướng phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát.
Được biết, đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ và phát triển toàn diện xoài cát Hòa Lộc vùng Hòa Hưng - Cái Bè, Tiền Giang kết hợp với du lịch sinh thái".
Có thể bạn quan tâm
Ông Lê Văn Hoàng, ở ấp Phú Long A - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre), có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn gần 4 năm nay. Trước đây, với ý định nuôi gà ta nhỏ lẻ để bán cho bà con trong xóm nên ông chỉ nuôi trên 30 con. Thấy có hiệu quả kinh tế, ông bắt đầu tăng số gà nuôi.
Bằng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh, huyện, vụ hè thu và vụ thu đông, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã cung ứng 4.800 kg giống lúa chất lượng cao gồm: OM 4900, OM 10041, OM 6976 và OM 8017 cho các xã Phong Mỹ, Ba Sao, Tân Nghĩa, Mỹ Thọ, Phương Trà và Gáo Giồng để nhân giống trên diện tích 40 ha.
116 hộ dân tham gia mô hình nuôi bò vàng thuần chủng do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đổi thay nếp nghĩ, cách làm của người chăn nuôi.
Nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thu trễ ở miền Tây Nam Bộ thu lợi nhuận khá lớn. Ông Trần Thanh Mẫn trồng 5 ha lúa ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Mới tuần trước tôi thu hoạch lúa hè thu bán ngay tại ruộng 5.000 đồng/kg, nay lúa đã tăng lên 5.100 đồng/kg đã làm mất một số tiền không nhỏ”. Dù bán lúa sớm mất tiền nhưng ông Mẫn vẫn thu được 15 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với những nông dân đã thu hoạch hơn 1 tháng trước đây.
Hiện nay, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đẩy mạnh việc ứng dụng và trồng nhãn chín muộn với thời gian chín muộn hơn nhãn chính vụ 1 tháng, qua đó giá trị đã được nâng lên rõ rệt.