Xoài Cát Hòa Lộc Được Cấp Chỉ Dẫn Địa Lý Ở Tiền Giang

Theo tin từ Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh, dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát, hỗ trợ quảng bá sản phẩm" do KS. Ngô Kỷ chủ nhiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) chủ trì đã được nghiệm thu.
Khu vực địa lý gồm các xã: Hòa Hưng, An Thái Trung, An Hữu, Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Thiện Trí, Hòa Khánh, Hậu Thành, Mỹ Lợi A (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Dự án được triển khai với các nội dung: Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát; Nghiên cứu xây dựng hệ thống quy trình quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát; Nghiên cứu về tiềm năng sản xuất, khai thác thương mại và phát triển thị trường; Xây dựng hệ thống quảng bá truyền thông chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát.
Sau hai năm thực hiện, dự án đã đáp ứng hoàn toàn nội dung triển khai, các sản phẩm thực hiện cho phép các thành viên tham gia sử dụng chỉ dẫn địa lý ứng dụng, vận hành quy chế quản lý và tổ chức xây dựng, định hướng phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát.
Được biết, đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ và phát triển toàn diện xoài cát Hòa Lộc vùng Hòa Hưng - Cái Bè, Tiền Giang kết hợp với du lịch sinh thái".
Related news

Dồn dập những tin không vui đến với ngành cà phê khi xuất khẩu sụt giảm 40%, giá chạm mức thấp nhất nhiều tháng, nắng nóng và khô hạn, trong bối cảnh đất đai trở nên bạc màu và nguồn nước dần cạn kiệt do ảnh hưởng của nạn phá rừng và mấy thập kỷ tăng mạnh diện tích trồng.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong quý I/2015, một trong những mặt hàng giảm mạnh nhất về kim ngạch xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ là gạo. Nguyên nhân lớn là do sản xuất nông nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đã dần hồi phục sau một năm hạn hán.

Vài năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế từ cây chanh leo ở xã Kdang (huyện Đak Đoa) và xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) đã thực sự khiến cho người dân ngỡ ngàng.

Nhiều loại trái cây đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, điều khiến nhà vườn phấn khởi hơn là đến thời điểm này, giá cả vẫn còn khá cao.

Công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín có tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng, được triển khai tại xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ). Sau gần 2 năm thi công, đến nay đã bắt đầu đi vào hoạt động đã giải quyết bài toán thiếu nước dai dẳng của hàng trăm hộ dân địa phương.