Xí Nghiệp Gà Giống Tam Đảo Làm Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh

Xí nghiệp gà giống Tam Đảo, thuộc Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam, chuyên cung cấp cho thị trường giống gà Ross 308 (giống gà của Mỹ). Với khoảng 50.000 gà giống bố mẹ, mỗi năm, Xí nghiệp cung cấp cho các trang trại, cơ sở chăn nuôi khoảng 4,7 vạn gà giống. Để đảm bảo nguồn gà giống khỏe mạnh, Xí nghiệp đặc biệt coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh.
Xí nghiệp gà giống Tam Đảo đã tuân thủ và triển khai nhiều biện pháp nghiêm ngặt về công tác phòng chống dịch bệnh. Hàng năm, Xí nghiệp xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống các loại bệnh thường gặp ở gà theo mùa và đối với từng loại bệnh. Dẫn chúng tôi thăm khu chăn nuôi, ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật - chăn nuôi cho biết: Tất cả chuồng trại của Xí nghiệp đều được xây dựng, thiết kế theo đúng quy cách an toàn vệ sinh, thoáng mát nhiệt độ thích hợp từ 25 - 28 độ C. Đảm bảo môi trường tốt nhất cho đàn gà phát triển, hạn chế tối đa dịch bệnh do thời tiết gây ra.
Trước khi đưa gà vào nuôi, Xí nghiệp tuân thủ chặt trẽ quy trình vệ sinh chuồng trại, tiến hành rửa sạch chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi bằng máy áp lực, phun thuốc sát trùng, thuốc khử nấm mốc, rắc vôi bột… nhằm tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh. Trong thời gian nuôi, thường xuyên phun thuốc khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực chăn nuôi, xung quang chuồng trại theo định kỳ (2 lần/tuần). Tổ chức tiêm phòng đầy đủ Vácxin phòng, chống các loại dịch bệnh và cho uống vitamin tăng cường sức đề kháng cho đàn gà theo định kỳ.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình phát triển của đàn gà, khi thấy có thấy có biểu hiện bất thường như giảm ăn, giảm đẻ, chết đột ngột đều phải lấy mẫu đi xét nghiệm, tiến hành cách ly không để lây lan cho các đàn khác. Cùng đó, Xí nghiệp luôn chú trọng tới khẩu phần ăn hàng ngày của gà, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào trại, Xí nghiệp đã đưa ra nhiều biện pháp nghiêm ngặt khi vào trại phải tắm rửa, đi qua khu vực sát trùng, áp dụng với tất cả công nhân của Xí nghiệp, khách tham quan, đến làm việc; đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa cũng phải cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng, hạn chế tối đa người và các phương tiện vào khu vực chăn nuôi.
Bên cạnh đó, Xí nghiệp gà giống Tam Đảo còn tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hộ chăn nuôi xung quanh về tầm quan trọng của phòng chống dịch, bệnh và hướng dẫn, hỗ trợ các biện pháp phòng, chống dịch, cách xử lý khi có dấu hiệu dịch bệnh, không để bệnh bùng phát thành dịch. Đồng thời, Xí nghiệp phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thú y, chăn nuôi, chính quyền địa phương nắm bắt thông tin, tình hình dịch bệnh trên địa bàn có biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Nhiều năm qua, tình hình dịch bệnh ở Xí nghiệp gà giống Tam Đảo luôn được kiểm soát, góp phần nâng cao, đảm bảo chất lượng gà giống.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn hai năm xây dựng và vận hành thử nghiệm, TP Hồ Chí Minh đã chính thức đưa vào hoạt động Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.

Mặc dù chỉ mới bước vào thu hoạch trên số ít diện tích trồng sớm nhưng người trồng bí đỏ ở huyện Chư Pưh (Gia Lai) đang phải đối mặt với viễn cảnh mất mùa. Hàng trăm ha bí đỏ toàn lá và hoa, mỗi cây chỉ rải rác vài trái, nhiều cây không cho trái.

Vừa qua, tại ấp Mỹ Trung, xã Hậu Mỹ Bắc B, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm BVTV huyện Cái Bè (Tiền Giang) và chính quyền xã tổ chức hội thảo chuẩn bị sản xuất lúa vụ đông xuân 2013 - 2014. Tham gia cuộc hội thảo có gần 150 hộ nông dân trồng lúa ở xã Hậu Mỹ Bắc B.

Hơn một tháng qua, trên mặt bằng trước chợ huyện Phù Mỹ (Bình Định), hàng ngày đều có một lượng kiệu giống rất lớn đổ về chợ, chật ních dòng người mua-bán ken dày, rất vui như chợ tết.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn (An Giang), Trần Văn Mì, cho biết: Dự án trồng cây chùm ngây được triển khai từ tháng 4- 2010 với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, tại 3 mô hình, trồng thí điểm ở khu vực núi Dài và núi Cô Tô.