Xếp Loại Xuất Sắc Đối Với Đề Tài Khoa Học Trồng Tỏi Lý Sơn Ở Khánh Hòa
Với những kết quả nổi bật như cây tỏi cho năng suất cao, an toàn và sạch bệnh hơn trong khi giảm sử dụng lượng phân bón hóa học… đề tài nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - do kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh xếp loại xuất sắc trong sáng 18/11.
Đề tài đã tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất tỏi ở Khánh Hòa, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật, tình hình sinh trưởng phát triển, phòng chống sâu bệnh hại đối với cây tỏi. Qua đó, xây dựng 3 mô hình thử nghiệm trồng tỏi Lý Sơn tại 3 xã Ninh Phước, Ninh Vân và Vạn Hưng với quy mô 2000 m2/mô hình.
Đề tài đã xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển với mật độ trồng hợp lý, sử dụng dầu khoáng sinh học để phòng trừ sâu bệnh thay thế cho thuốc hóa học, kết hợp với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả. Vì vậy, mô hình thử nghiệm cho năng suất đạt từ 15 - 17 tấn/ha, cao hơn từ 5 - 7 tấn/ha so với cách trồng truyền thống. Nhóm thực hiện cũng đã biên soạn 2000 tập tài liệu ở dạng tờ rơi để phổ biến biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển.
Hội đồng khoa học công nghệ thống nhất với kiến nghị nhân rộng kết quả đề tài trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề xuất nhóm thực hiện tiếp tục nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày giáp tết, ai từng ra Tuy Phong (Bình Thuận) mùa này hẳn sẽ bắt gặp những thửa ruộng hành xanh bạt ngàn, thoai thoải. Không biết từ bao giờ, vị cay nồng của hành củ đỏ đã gắn bó với những thăng trầm của người dân vùng nắng gió Tuy Phong. Tháng chạp… cây hành nở hoa.
Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Trong cơ chế thị trường, có rất nhiều đơn vị cung ứng giống trên địa bàn tỉnh, như Công ty Giống cây trồng Thái Nguyên, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên, hệ thống kinh doanh cung ứng giống tư nhân trong tỉnh và tỉnh ngoài nên người nông dân có nhiều điều kiện để lựa chọn. Tuy nhiên, lượng giống do các đơn vị, hệ thống kinh doanh… mới chỉ cung ứng được khoảng 1/3 lượng giống cho mỗi mùa vụ, số còn lại người dân tự để giống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Dân số tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, an ninh lương thực thường xuyên bị đe dọa đã thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, chịu được sâu bệnh, thời tiết. Ðây cũng là lý do để cây trồng biến đổi gien ngày càng có mặt nhiều hơn trên đồng ruộng trong sự lựa chọn của người nông dân...
Ngoài ra, mục đích của dự án cũng hướng tới nâng cao nhận thức cho cộng đồng và chính quyền địa phương về biến đổi khí hậu như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do giảm đốt rơm rạ, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hạn hán do trồng trên vĩ tre và nằm trong nhà….