Xem Xét Bãi Bỏ Quy Định Tạm Đình Chỉ Nhập Thịt Bò Pháp

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xem xét, xử lý theo thẩm quyền việc bãi bỏ quy định tạm đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ Pháp trong trường hợp thịt bò nhập khẩu từ nước này đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu mặt hàng này.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hợp tác chặt chẽ, kịp thời trao đổi, hướng dẫn các cơ quan liên quan và doanh nghiệp xuất khẩu của Pháp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc kỹ thuật, tạo thuận lợi cho thương mại giữa hai nước, đồng thời tuân thủ pháp luật Việt Nam về nhập khẩu mặt hàng thịt bò, táo.
Được biết, ngày 24/2/1998, căn cứ thông báo của Tổ chức Dịch tễ thế giới về dịch tễ học của bệnh bò điên tại một số nước, theo quy định của pháp luật về thú y và kiểm dịch của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 33/1998/QĐ-BNN-TY quy định tạm đình chỉ nhập khẩu vào Việt Nam dưới mọi hình thức các loại động vật, sản phẩm động vật thuộc loài nhai lại từ các nước đang có bệnh bò điên. Theo thông báo của Tổ chức Dịch tễ thế giới, khi đó, có 9 nước đang có bệnh bò điên, trong đó có Pháp.
Năm 2008, Tổ chức Thú y thế giới đã chính thức công nhận Pháp đã kiểm soát được bệnh bò điên. Hiện nay, Pháp đã xuất khẩu thịt bò sang các nước EU, Brazils, Mỹ, New Zealand, đã mở cửa thị trường thịt bò tại một số nước ASEAN (Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Lào).
Từ năm 2011, phía Pháp đã có đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ lệnh cấm nhập khẩu này.
Về mặt hàng táo tươi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Cục Bảo vệ thực vật đã đề nghị phía Pháp cung cấp bổ sung thông tin kỹ thuật đối với từng loại dịch hại đi theo táo quả tươi để thực hiện phân tích. Hiện Cục Bảo vệ thực vật đang chờ phía Pháp cung cấp bổ sung thông tin đối với mặt hàng này.
Có thể bạn quan tâm

Xây dựng quy trình thực hành sản xuất theo 4 tiêu chí này, sản phẩm rau của bà con nông dân xã Ninh Đông - Thị xã Ninh Hòa đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 thuộc Cục quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản cấp chứng nhận VietGAP.

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (Trung tâm Bảo vệ Thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hồ tiêu toàn tỉnh Bình Phước hiện có 11.600 ha, tăng hơn 1.000 ha so năm 2013. Tuy nhiên diện tích tiêu chết vì bệnh đang tăng nhanh. Sâu bệnh gây hại chủ yếu trên hồ tiêu là tuyến trùng với 976 ha, rệp sáp là 393 ha.

Niên vụ 2014 - 2015, Tân Châu (Tây Ninh) có trên 6.800 ha mía. Theo Trạm bảo vệ thực vật huyện, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại lên đến gần 1.000 ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, Tân Thành gần 200 ha, Suối Dây trên 160 ha… với tỷ lệ nhiễm từ 5 - 15%.

Những năm gần đây, người dân ở phường Hòa Lợi, TX. Bến Cát (Bình Dương) đã tận dụng diện tích đất trong vườn cao su, đất xung quanh nhà phát triển mô hình trồng rau màu đạt hiệu quả cao. Các loại rau màu chủ yếu được trồng là dưa leo, ớt, khổ qua, bầu, bí, cải xanh... Bình quân 1 ha đất trồng dưa leo xen với cây cao su, người nông dân có thể thu về 2 - 3 tấn/ ngày, sau khi trừ chi phí cho lãi 1 - 1,5 triệu đồng/ngày. Anh Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Lợi cho biết, tình trạng giá cao su giảm mạnh trong thời gian gần đây đã làm cho các hộ trồng cao su trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, lợi nhuận thu được từ mô hình trồng rau màu xen canh đã góp phần giúp nhiều gia đình khắc phục những khó khăn trước mắt, cải thiện cuộc sống.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Tây Ninh vừa sơ kết thực hiện quy hoạch sản xuất, phát triển và tiêu thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy, khoảng cách giữa mục tiêu phát triển và thực tế còn rất... xa!