Xây Dựng Vùng Sản Xuất Nhãn Xuồng Cơm Vàng Tiêu Chuẩn VietGap

Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp trong năm 2013, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang thực hiện dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng cơm vàng” tại xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng kinh phí gần 900 triệu đồng. Hiện Chi cục đang hướng dẫn nông dân ghi chép nhật ký sản xuất, xây dựng các công trình phụ, mua sắm trang thiết bị để chứng nhận VietGAP.
Theo dự án, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã khảo sát chọn 6 hộ với diện tích 6 ha để đầu tư, xây dựng mô hình sản xuất nhãn xuồng cơm vàng đạt tiêu chuẩn VietGap. Đồng thời, hướng dẫn các hộ dân ghi chép sổ tay đồng ruộng, quy trình sản xuất chăm sóc, bón phân, tập huấn… theo nội dung của dự án đã được duyệt.
Được biết, hiện nay xã Hòa Hiệp có trên 100 ha diện tích trồng nhãn xuồng cơm vàng. Từ năm 2008, nhãn xuồng cơm vàng của địa phương này đã được áp dụng sản xuất theo quy trình VietGap. Sản phẩm nhãn xuồng của HTX Nhân Tâm, xã Hòa Hiệp cũng được xuất bán mỗi tháng từ 7 - 8 tấn vào các siêu thị như Co-op Mart, Metro, Maximax…
Có thể bạn quan tâm

Sáng 28/5, tại TP Cao Bằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị “Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay và định hướng phát triển chăn nuôi 2013 - 2015”.

Trong khi nhiều vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP Hà Nội lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm, mô hình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Sóc Sơn lại có đầu ra tương đối ổn định, thậm chí không có hàng để bán. Theo các hộ nông dân, bí quyết để rau trồng theo phương pháp hữu cơ (rau hữu cơ) có đầu ra ổn định là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo.

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm vừa tổng kết đề tài "Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012". Đề tài đã lựa chọn được 10 cây đầu dòng để khai thác mắt ghép sản xuất cây giống cam chanh sạch bệnh.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tháng 8/2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình nuôi cá vược trong ao đất tại 2 xã: Mỹ Thành (diện tích 5000 m2/7500 con) và xã Mỹ Cát (5000 m2/7500 con).