Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Thanh Long Uông Bí (Quảng Ninh)

Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Thanh Long Uông Bí (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 25/11/2014

Cây thanh long vốn đã được người dân Uông Bí trồng từ lâu. Trong đó, người đầu tiên đưa cây thanh long vào trồng ở TP Uông Bí là ông Tô Văn Toạ, khu 5, phường Quang Trung. Năm 2006, ông đưa giống thanh long từ miền Nam về trồng với 1.100 gốc trên diện tích 1ha.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế, một số hộ dân tại các xã, phường như: Quang Trung, Phương Đông, Bắc Sơn, Thượng Yên Công đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để trồng cây thanh long. Gia đình ông Đoàn Quang Ngọc, ở khu Tân Lập, phường Phương Đông, TP Uông Bí là một trong số đó. Đưa chúng tôi đi thăm vườn thanh long của gia đình, ông Ngọc cho biết vừa đầu tư trang trại chăn nuôi lợn rừng, kết hợp trồng 3.000 gốc thanh long ruột đỏ. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng từ cây thanh long.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Hưng, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP Uông Bí cho biết, phát triển cây thanh long được thành phố xác định là hướng ưu tiên. Thành phố đã xây dựng Đề án Phát triển và nhân rộng diện tích thanh long, giai đoạn 2012-2015 với diện tích khoảng 60ha. Theo đó, Uông Bí sẽ quy hoạch và phát triển cây thanh long thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung tại các xã, phường: Quang Trung, Phương Đông, Bắc Sơn, Thượng Yên Công, Thanh Sơn, Vàng Danh.

Nhằm triển khai và thực hiện đạt hiệu quả Đề án trên, TP Uông Bí đặt ra mục tiêu đối với sản phẩm thanh long là cần tập hợp, huy động sức mạnh tập trung của bà con, nâng cao chất lượng sản phẩm và hướng tới việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm có tính cạnh tranh thương mại cao.

Đồng thời, xây dựng và phát triển giá trị thương hiệu thanh long Uông Bí, trong đó lồng ghép việc quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu để góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng doanh thu cho người dân. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai dự án Xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Thanh long Uông Bí là nhiệm vụ hết sức cần thiết.

Để xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Thanh long Uông Bí, địa phương đã phối hợp với Công ty TNHH Phát triển tài sản trí tuệ Việt (Hà Nội) để thực hiện với kinh phí trên 2,3 tỷ đồng. Thực hiện dự án này, năm 2013, thành phố đã xây dựng mô hình trồng 1,5ha tại phường Phương Đông và xã Thượng Yên Công. Mô hình thanh long hiện đã cho sản phẩm đạt chất lượng cao, được người tiêu dùng chấp nhận.

Hiện nay, diện tích trồng thanh long toàn thành phố đạt 40,5ha, kế hoạch năm tới sẽ trồng thêm 5,5ha nữa, phấn đấu đến năm 2020 sẽ nâng diện tích này lên 100ha. Từ đầu năm 2014 đến nay, địa phương đã thu hoạch được 70 tấn quả thanh long, giá bán bình quân 40.000 đồng/kg. Ước tính, sản lượng thanh long toàn thành phố cả năm đạt 200 tấn, doanh thu đạt 8 tỷ đồng.

Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai, dự án xây dựng nhãn hiệu Thanh long Uông Bí đã hoàn thành và được nghiệm thu thông qua cấp cơ sở. Thời gian tới, UBND TP Uông Bí sẽ tích cực phối hợp với Sở KH&CN, Cục Sở hữu trí tuệ nhanh chóng nghiệm thu dự án cấp tỉnh và sớm đưa sản phẩm thanh long được cấp nhãn hiệu chứng nhận thương hiệu Thanh long Uông Bí ra thị trường.

Nguồn bài viết: http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201411/xay-dung-thuong-hieu-nong-san-thanh-long-uong-bi-2249629/


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Thôn 1, Xã Ia Hrung Kinh Nghiệm Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Thôn 1, Xã Ia Hrung

Bây giờ đến thôn 1 (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) không còn cảnh đường trơn trượt nữa. Con đường rải nhựa phẳng lỳ nối tiếp con đường bê tông chạy dài tít tắp. Một sự đổi thay mà chỉ có những con người trước đây đã từng đến mới cảm nhận hết được.

28/06/2013
Nỗ Lực Triển Khai Các Đề Tài, Dự Án Khoa Học Ứng Dụng Vào Sản Xuất Nỗ Lực Triển Khai Các Đề Tài, Dự Án Khoa Học Ứng Dụng Vào Sản Xuất

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, trong đời sống, sản xuất, nhiều vấn đề bức xúc cần được quan tâm, nghiên cứu và giải quyết. Nhu cầu đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao.

28/06/2013
Hơn 160 Nghìn Hộ Dân Hợp Đồng Bảo Hiểm Nông Nghiệp Hơn 160 Nghìn Hộ Dân Hợp Đồng Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Bộ Tài chính cho biết, sau 1 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 85% hộ nghèo.

28/06/2013
Cây Lúa Lai Trên Đất Mường Ảng Cây Lúa Lai Trên Đất Mường Ảng

Ngoài phát triển cây cà phê, huyện Mường Ảng còn chú trọng hướng tới một nền sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao bằng việc áp dụng những giống lúa mới thích hợp với điều kiện khí hậu của vùng, đặc biệt là lựa chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả cao.

28/06/2013
Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Ở Noong Hẹt Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Ở Noong Hẹt

Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.

28/06/2013