Xây Dựng Thương Hiệu Cho Trái Ổi Bình Lộc

Ổi xá lị Bình Lộc (TX. Long Khánh) nổi tiếng nhờ chất lượng thơm ngon, giòn ngọt do không sử dụng chất kích thích, trái chín tự nhiên theo cách chăm sóc truyền thống của nông dân miệt vườn. Việc chăm sóc, phân bón, tưới nước, xử lý sâu rầy, diệt ruồi vàng cũng rất đơn giản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian.
Cây ổi xá lị được trồng ở đất sỏi cơm Bình Lộc do nông dân tự lai tạo rồi nhân giống lan truyền khắp vùng. Cũng có người nói nguồn gốc ổi này từ Thái Lan, nhưng theo ông Tư Việt, lão nông tri điền ở ấp 4, xã Bình Lộc có nhiều năm là nông dân sản xuất giỏi, cho biết: "Đây là giống ổi ở địa phương, khác xa với ổi Thái Lan vì ổi Thái Lan xốp và ít hạt (có khi không hạt), còn ổi Bình Lộc hạt nhiều hơn, giòn hơn. Trước đây, mỗi nhà trồng một vài cây cho lũ trẻ ăn chơi, lâu dần trái ổi Bình Lộc xuất hiện ngoài chợ, người tiêu dùng bắt đầu để ý tới, từ đó cây ổi Bình Lộc phất lên".
Cũng theo ông Tư Việt, nhân giống ổi rất đơn giản, chỉ cần chọn nhánh ổi khỏe, thân to độ bằng ngón tay út, khoét vỏ sâu 2-3cm, lột vỏ, bó đất có phân bón rồi bịt kín bằng ny-lông, độ một tháng sau thân cho rễ, có thể cắt cành đem trồng. Cách nhân giống như thế này, như ông Tư Việt nói : "Đảm bảo cây sống 100%, chất lượng trái cũng không kém dòng đầu. Như vậy, từ một cây ổi ta có thể nhân rộng ra cả hecta vườn, mà không cần phải mua giống từ nơi khác".
Lần theo quá trình chăm sóc cây ổi trong vườn nhà lão nông Tư Việt, chúng tôi nhận thấy không mấy khó khăn, vất vả. Cây con khi trồng khoảng đầu mùa mưa (độ tháng 3, 4 âm lịch), khi cây bén rễ là cùng lúc đã ra trái rồi. Theo kinh nghiệm nhà nông, đó là loại trái bói, không cần thiết để lại mà nên cắt bỏ hết trái non để nuôi cây cho khỏe; đến lứa trái sau có thể để lại ít trái để chăm sóc. Trái ổi khi lớn độ bằng ngón chân cái phải được bọc bằng bọc ny-lông để tránh ruồi vàng xâm nhập, trong bọc ny-lông trái ổi non được đặt dưới một lớp giấy báo để tránh bị rám nắng. Trong suốt thời gian dài hơn 2 tháng, trái ổi nằm kín trong bọc đến khi trưởng thành cho thu hoạch.
Như vậy, từ khi kết trái, bọc ny-lông đến khi thu hoạch phải mất thời gian khoảng 100 ngày, nhưng do ổi ra trái quanh năm nên hàng tuần vườn nào cũng có ổi thu hoạch. Chính vì thế, cây ổi được xem là cây giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân ở Bình Lộc.
Tuy nhiên, để đảm bảo đầu ra cho trái ổi Bình Lộc một cách ổn định, cần phải có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các ngành chức năng vận động các hộ trồng ổi tham gia vào tổ hợp tác sản xuất, tiến tới hình thành hợp tác xã để xây dựng thương hiệu ổi Bình Lộc. Việc làm ăn tập thể sẽ giúp cho các nhà vườn Bình Lộc có cùng một quy trình kỹ thuật sản xuất, đảm bảo trái ổi chất lượng ngon và an toàn
Related news

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.

Giá cua biển tại tỉnh Trà Vinh bất ngờ giảm từ mức trên 230.000 đồng/kg xuống chỉ còn khoảng 130.000 đồng/kg trong vòng một tuần qua.

Khi lúa thu đông đang rực vàng trên những cánh đồng vùng ĐBSCL, những người dân ở các huyện ngoại thành TP.Cần Thơ bắt đầu thả cá giống trên đồng ruộng để đón nước lũ về.