Xây Dựng Thành Công 50ha Khóm Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Đó là kết quả đạt được của dự án cấp Bộ “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen “Cầu Đúc” ở Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm. Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá.
Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã thực hiện thành công mục tiêu đưa ra ban đầu là xây dựng được mô hình phát triển vùng chuyên canh cây khóm Cầu Đúc (50ha) theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần tạo vùng chuyên canh cây khóm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho các hộ trồng khóm Queen tại Hậu Giang.
Dự án đã đào tạo, tập huấn kiến thức về công nghệ cao và kỹ thuật trồng khóm cho 8 kỹ thuật viên và hơn 1.100 lượt nông dân trồng khóm ở TP.Vị Thanh và huyện Long Mỹ.
Qua đây, góp phần nâng cao tay nghề trồng khóm cũng như nâng chất lượng trái khóm, tạo dựng thương hiệu khóm Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP, cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn và đồng đều cho thị trường. Ngoài ra, dự án còn xây dựng được nhà máy sản xuất phân hữu cơ viên với công suất 2 tấn/giờ, 300 tấn/năm; cung cấp lại cho các rẫy khóm, một phần giúp nhà nông giảm chi phí đầu tư, đảm bảo vệ sinh, an toàn, chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục NTTS tỉnh, nhờ tập trung công tác chỉ đạo mùa vụ nuôi các đối tượng thủy sản hợp lý, qua hơn 6 tháng đầu năm đã cho thấy kết quả đạt được rất khả quan. Hầu hết các đối tượng nuôi nước ngọt, nước mặn và hải đặc sản đều sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất thu hoạch cao, trong đó nổi bật là nuôi tôm thương phẩm và sản xuất tôm giống.

Diện tích cây mắc ca trồng mới từ đầu năm 2014 đến nay chỉ là một con số quá khiêm tốn trong tổng diện tích cây lâu năm trồng mới của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh, trong thời gian tới, diện tích mắc ca của Lâm Đồng có khả năng tăng mạnh.

Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.

Khi đánh giá về kết quả phát triển thủy sản tại địa phương, đồng chí Chủ tịch UBND xã Điêu Lương (huyện Cẩm Khê) - nơi có trên 100 ha nuôi thủy sản cho biết: Mặc dù xã làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nhưng do ruộng đất ít nên quy mô chăn nuôi thủy sản vẫn nhỏ.

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.