Xây dựng Nông thôn mới ở Hoàng Su Phì đang đi đúng lộ trình
Phát huy nội lực xây dựng Nông thôn mới
Xác định XDNTM là cơ hội để huyện khắc phục những khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển, thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống người dân, huyện chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế và nhu cầu của địa phương, mọi công việc đều được đưa ra để người dân bàn bạc quyết định. Ngoài các chương trình, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện còn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, huy động sức dân tham gia có hiệu quả trong các phong trào XDNTM.
Tổng kết sau 4 năm triển khai XDNTM, huyện đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tổng nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình là gần 182 tỷ đồng, trong đó huy động nhân dân (hiến đất, góp công lao động, khai thác vật liệu...) trên 54 tỷ đồng; các doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ gần 13 tỷ đồng. Hoàn thành phê duyệt và công bố đồ án quy hoạch NTM tại 24/24 xã; mở mới nền đường và nâng cấp được 237,8km đường giao thông đi các xã, thôn mặt đường rộng từ 2,5m – 4,8m; đổ bê - tông đường trục thôn, liên thôn rộng từ 2,5m – 3,5m được 78km; đường nhóm hộ, nhánh hộ gia đình rộng 1,0 – 2,0m là 63km; xây dựng 3 cầu tràn liên hợp, 1 nhà lưu trú học sinh, 85 hội trường thôn, 2 nhà văn hóa xã, 3 nhà chợ nông thôn và 1 trụ sở xã; hỗ trợ nhân dân xây dựng được trên 9 nghìn công trình bể nước, nhà tắm và nhà vệ sinh; di rời 333 chuồng gia súc ra xa nhà... Qua đánh giá, xã Thông Nguyên đạt 15/19 tiêu chí; xã Nậm Ty, Nậm Dịch, Pố Lồ đạt 8/19 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 5 đến 7/19 tiêu chí. Những kết quả đạt được trong những năm qua đã cho thấy hướng đi đúng của huyện, qua đó tạo tiền đề vững chắc để huyện thực hiện XDNTM trong giai đoạn tiếp theo.
Thông Nguyên phấn đấu về đích
Là 1 trong 4 xã của huyện được chọn làm xã điểm XDNTM, đến nay, xã Thông Nguyên đã hoàn thành 15/19 tiêu chí về XDNTM. Đây là cơ sở để Thông Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 sẽ cơ bản trở thành xã đạt chuẩn NTM, cán đích trước 1 năm so với mục tiêu đề ra.
Đồng chí Vần Kim Đưởng, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Thông Nguyên cho biết: Trong quá trình thực hiện, xã lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động làm trọng tâm để thực hiện các chỉ tiêu trong XDNTM. Trong đó, tập trung xây dựng nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp như: Quy hoạch vùng chè tập trung cho năng suất, chất lượng cao; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào đồng ruộng và cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, xã cũng khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 1,96%, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/người/năm. Từ nay đến cuối năm 2015, xã đặt quyết tâm hoàn thành 4 tiêu chí còn lại: Điện, đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục. Để hoàn thành mục tiêu, các tiêu chí còn lại, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã xác định rõ việc làm cụ thể và lộ trình thực hiện cho từng tiêu chí; nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp, triển khai các trương trình, tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ thương mại...
Trên cơ sở những kết quả đạt được, huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM” nhằm tạo đột phá trong việc huy động nội lực, gắn với lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT – XH, xây dựng Hoàng Su Phì ngày càng văn minh, giàu mạnh. Phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có 4 xã đạt tiêu chí NTM, gồm: Thông Nguyên, Nậm Dịch, Nậm Ty, Pố Lồ; các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Tại một số quận huyện như: Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền… lúa tươi IR50404 vụ thu đông 2014 được nhiều nông dân bán ngay tại ruộng cho thương lái ở mức 4.700-4.800 đồng/kg, còn lúa đã phơi sấy khô ở mức: 5.100-5.500 đồng/kg, tùy điều kiện giao thông. Nhiều loại lúa tươi hạt dài đang có giá 4.900- 5.100 đồng/kg; lúa phơi sấy khô có giá 5.800-5.900 đồng/kg.
Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn nổi tiếng cả nước. Năm 2013 cam sành Hàm Yên đã được vinh danh và lọt vào Top 10 loại trái cây bậc nhất Việt Nam. Để giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên, toàn huyện đã và đang có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hơn 10 năm qua, cây ca cao có bước phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người nông dân. Song, cũng như các loại cây trồng khác, việc phát triển trong giai đoạn đầu trải qua không ít khó khăn, cần rút kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển bền vững cây trồng này trong thời gian tới.
Ông Phạm Văn Hoàng, Chi hội trưởng Chi Hội nông dân khu phố 3, phường Tân Định, TX.Bến Cát (Bình Dương) cho biết, nghề nuôi chim cút tại khu phố phát triển mạnh khoảng 4 năm trở lại đây. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, khu phố đã thành lập Tổ chăn nuôi chim cút và nhận được sự hưởng ứng của các hộ chăn nuôi.
Sáng qua (8/9), tại Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm Cu Ba – bà Maria Del Carmen Concepcion Gonzalez, nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp.