Xây Dựng Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Trong Vườn Cây Lâu Năm

Ngày 8-11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” do bà Lê Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm.
Dự án được triển khai thực hiện nhằm phát triển vườn ca cao xen canh trong vườn cây ăn trái, dừa và cây tạp, góp phần tăng thêm thu nhập trên diện tích đất trồng loại cây chính cho nông hộ. Trồng xen ca cao dưới tán cây lâu năm không những giúp ca cao cho năng suất ổn định, tránh được tình trạng cho trái cách năm mà còn có tác dụng cung cấp chất hữu cơ cho đất và giữ ẩm cho cây trồng chính trong mùa khô. Cây ca cao trồng 3 năm thì cho thu hoạch, năng suất đạt từ 1 - 1,25 tấn hạt khô/ha/năm. Giá bán trung bình khoảng 45.000 đ/kg hạt khô, như vậy mỗi héc-ta nông dân thu lời từ 30 - 40 triệu đồng.
Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu và các đại biểu, dự án mang tính khoa học và ứng dụng rất cao. Về cơ bản, đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra, tuy nhiên để dự án được hoàn thiện trước khi báo cáo nghiệm thu cấp Bộ, Hội đồng yêu cầu Ban chủ nhiệm bổ sung các ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh trước khi phê duyệt nghiệm thu. Qua kết quả bỏ phiếu của Hội đồng, dự án đạt 84 điểm…
Có thể bạn quan tâm

Trong số các đề án chăn nuôi triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong nhiều năm qua thì Đề án phát triển đàn lợn nái Móng Cái thuần được đánh giá là một đề án thành công, bởi nó được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu thực tế tập quán chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ của nông thôn miền núi cũng như xu thế thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay.

Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

Giá tôm thẻ chân trắng không ổn định, xuống thấp như hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Cà Mau đang chuyển sang nuôi tôm sú truyền thống. Từ đó, diện tích nuôi tôm sú đang tăng trở lại sau một thời gian bị tôm thẻ chân trắng thống trị hơn 80% diện tích nuôi công nghiệp.

Năm 2014, tổng diện tích cây điều ở Bình Phước khoảng 135.000 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 132.575 ha. Dự kiến năng suất gần 1tấn/ ha thì sản lượng điều của tỉnh đạt hơn 132 ngàn tấn. Từ một loại cây trồng chủ lực, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên đất Bình Phước.

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm. Tình trạng giá nghêu thịt xuống thấp làm cho các xã viên HTX nuôi nghêu thương phẩm Đất Mũi lâm vào tình cảnh lao đao.