Xây Dựng Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Theo Hình Thức Công Nghiệp

Dự kiến, mô hình này sẽ được triển khai thực hiện tại địa bàn thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Hiện tại, UBND huyện Lạc Dương đã thành lập Hội đồng Xét duyệt đề cương đề tài “Xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp theo hình thức công nghiệp tại thị trấn Lạc Dương” gồm 7 thành viên.
Theo đó, Hội đồng này có trách nhiệm đóng góp ý kiến vào việc xây dựng đề cương chi tiết thực hiện đề tài, bổ sung hoặc sửa đổi những chi tiết liên quan đến mục tiêu của đề cương trong đề tài và chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình.
Qua khảo sát, đề tài thể hiện các nội dung: Bồ câu Pháp là vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của nhiều vùng trong tỉnh Lâm Đồng; trong đó có thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Bồ câu giống Pháp sau khi mua về khoảng 5 - 6 tháng là có thể đẻ trứng; đây là loài bồ câu đẻ trứng quanh năm; mỗi một năm, một cặp bồ câu giống Pháp có thể đẻ từ 8 - 9 lứa; mỗi cặp bồ câu bố mẹ có thể sinh sản từ 5 - 7 năm.
Hiện giá của chim bồ câu Pháp khoảng 100.000 đồng/cặp chim thịt; bồ câu giống khoảng 300.000 - 350.000 đồng/cặp 2 tháng tuổi.
Có thể bạn quan tâm

Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết từ đầu vụ thả nuôi (tháng 11/2011) đến nay, toàn huyện đã có gần 75.600 con tôm hùm nuôi bị chết, chiếm hơn 20,5% số lượng tôm nuôi.

“Hiện nay chúng ta đang chào giá tôm trên thế giới thấp hơn giá thật mà không ai mua. Nhiều khách hàng họ trả giá nhưng khi mình đồng ý bán thì họ lại không mua nữa, trong khi hợp đồng sau khi được ký, DN phải thu mua nguyên liệu rất khó khăn, thậm chí phải nâng giá mua, đôi khi giá chào bán chỉ bằng giá nguyên liệu" - ông Trần Văn Lĩnh - Phó Chủ tịch VASEP, Tổng Giám đốc Thuan Phuoc Corp. than phiền như vậy trong Hội nghị Toàn thể hội viên VASEP năm 2012 được tổ chức ngày 12/6 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều đáng lo ngại là các loại bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, nhưng ngành chức năng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý.

Bà Đặng Thị Thu Hoàn – Chi cục phó Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết: Trên địa bàn tỉnh xuất hiện “bệnh lạ” ở tôm trên diện tích 1 ha tại một hộ nuôi ở xã Tượng Sơn (Thạch Hà)

Trong khi giá các mặt hàng nông sản ở ĐBSCL liên tục giảm thì trái lại, các loại vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản... đã liên tục tăng giá vào đúng thời điểm người dân bắt đầu sản xuất vụ mới.