Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính
Ngày 19/8, Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu.
Hội thảo đã thu hút các giáo sư, tiến sĩ đến từ các Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội; Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh; cán bộ nông nghiệp và nông dân trong tỉnh tham gia.
Bên cạnh đánh giá lại ảnh hưởng của mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước; Hội thảo còn nhằm mục đích tạo điều kiện cho các cán bộ nông nghiệp và nông dân tham quan mô hình thực tế, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.
Ngoài ra, bà con và cán bộ nông nghiệp địa phương cũng được nghe các chuyên gia đến từ các trường đại học thuyết trình về các chuyên đề biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp, giải pháp ứng phó; ảnh hưởng biện pháp canh tác đến tính chất và độ phì nhiêu của đất cũng như kết quả nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật tưới lúa tiết kiệm, giảm phát thải khí nhà kính.
Tại hội thảo, các đại biểu còn được tham quan “Mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” do Trường Đại học Thủy Lợi thực hiện tại Trại Giống cây trồng huyện Long Phú với diện tích 1,5 ha. Đây cũng là một trong hai mô hình về xây dựng canh tác lúa giảm khí thải nhà kính được thực hiện tại Sóc Trăng; mô hình thứ hai được thực hiện tại huyện Ngã Năm với diện tích 2 ha.
Tiến sĩ Nguyễn Việt Anh (Trường Đại học Thủy Lợi) cho biết, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là biện pháp quản lý nước mặt ruộng hợp lý để giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm nước. Vấn đề xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước đã và đang nóng lên. Ở Việt Nam, lượng phát thải khí nhà kính khu vực nông nghiệp chiếm hơn 43% tổng lượng phát thải khí nhà kính, trong đó khu vực trồng lúa có nguồn phát thải lớn nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ngập nước liên tục trên ruộng và bón phân hữu cơ làm tăng phát thải lượng Mêtan (CH4). Việc đánh giá và ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước có tính khả thi cao, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Anh Liêm chia sẻ: "Nuôi gà tre thương phẩm vấn đề quan trọng là phải đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, khi thị trường tiêu thụ đặc sản gà tre ngày càng rộng mở, anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhu cầu của thị trường".
Chỉ có 400m2 đất, nhưng gia đình bà Giang Thị Mai ở ấp 1, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) đang sở hữu một trang trại “mini” khép kín, gồm heo, chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Mỗi năm, gia đình bà thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình này.
Năm 2014, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 874 trang trại, gia trại (TT, GT) trong đó có 97 TT đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các TT, GT của huyện chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại (86 TT, GT); 13 TT, GT nuôi gia cầm; 40 TT, GT nuôi trồng thủy sản; 4 TT, GT trồng cây hàng năm và cây lâu năm, còn lại là các TT, GT tổng hợp.
Gần một tháng qua, giá thịt heo hơi trên địa bàn Hoài Ân (Bình Định) lao dốc. Hiện giá bán tại chuồng chỉ 33.000 - 34.000 đồng/kg, trong khi năm 2014 giá luôn dao động trên 43.000 đồng/kg, có thời điểm lên 46.000 đồng/kg. Do vậy, bình quân mỗi con heo trọng lượng 70kg, người chăn nuôi lỗ hàng triệu đồng. Theo các hộ chăn nuôi, giá heo hơi khoảng 40.000 đồng/kg thì chăn nuôi mới có lãi.
Anh Phạm Văn Túy ở thôn Văn Hanh, xã Lê Lợi (Kiến Xương - Thái Bình) là người say mê với việc chăn nuôi. Năm 2012, qua tìm hiểu, thấy thỏ dễ nuôi, ít dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp, đầu ra ổn định, anh quyết định mua 20 con thỏ giống về nuôi thử nghiệm và tự nhân giống. Từ 20 con ban đầu, chỉ sau 2 năm anh đã có 300 ô chuồng nuôi 120 con thỏ đẻ, 600 - 700 thỏ con, có thời điểm lên tới hơn 1.000 thỏ con.