Xây Dựng 4 Cánh Đồng Mẫu Lớn Đậu Phụng Xen Mì Vụ Đông Xuân

Trong vụ sản xuất Đông Xuân 2013-2014, huyện Phù Cát (Bình Định) triển khai xây dựng 4 cánh đồng mẫu lớn sản xuất đậu phụng xen mì với diện tích 400 ha trên địa bàn 2 xã Cát Hanh (200 ha) và xã Cát Hiệp (200 ha), với gần 300 hộ dân tham gia thực hiện. Mỗi cánh đồng mẫu lớn có diện tích sản xuất 50 ha, sản xuất với các loại giống đậu phụng chất lượng cao như HL25 và Mỏ két hay giống mì KM 94.
Để việc triển khai cánh đồng mẫu lớn đạt kế hoạch và hiệu quả cao, huyện chủ động yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng giống cần thiết để cung ứng cho nông dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn, triển khai quy trình sản xuất và lịch thời vụ theo quy định của ngành Nông nghiệp tỉnh. Để việc tiêu thụ thuận lợi, hiện Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định ký kết hợp đồng bao tiêu củ mì với nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết thuận lợi nên số diện tích trồng củ cải trắng của bà con nông dân ở xã Hiền Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) năm nay được mùa lớn. Thế nhưng, niềm vui đã không trọn vẹn khi mà bước vào thời kỳ thu hoạch, nhiều diện tích củ cải lại bị chính người dân nhổ bỏ.

Đầu vụ hè thu 2014 này, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thăng Bình triển khai tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ một số hộ dân ở thôn Vân Tiên thuộc xã Bình Đào trồng khảo nghiệm giống đậu phụng mới L23 trên 80 sào đất lúa không chủ động nước tưới.

Nông dân xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu - An Giang) đang vào mùa thu hoạch xoài thơm. Anh Võ Nguyên Phong, Trưởng ban Nhân dân ấp Vĩnh An cho biết, thời điểm từ tháng 3 đến tháng 4 âm lịch mới vào mùa thu hoạch rộ, nhưng nhiều thương lái đã đến đặt cọc mua với giá từ 25.000-30.000 đồng/kg.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, chiều nay (22/7), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát có buổi làm việc với UBND tỉnh để nắm bắt tình hình phát triển KT-XH và những kết quả cơ bản trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.