Xác Định Tuổi Của Trâu

Tuổi của trâu là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quan trọng của một con trâu, tuy nhiên thật khó để xác định tuổi của chúng và nhiều người vẫn bị lầm lẫn. Căn cứ vào quy luật mọc răng, thay răng và mức độ mòn của răng (đối với răng cửa hàm dưới) người ta có thể biết được tuổi trâu.
Cách xác định tuổi trâu như sau:
- ĐỐi với nghé (trâu con) khi thấy đã mọc đủ 8 răng sữa thì nó đã được 6-7 tháng tuổi. Với bê (bò con) là 1 tháng tuổi.
- Đối với trâu, khi thấy 2 răng sữa chính giữa (răng số 1) rụng là trâu được 20-22 tháng tuổi.
Từ tuổi này, trâu bắt đầu thay từ răng sữa thành răng trưởng thành; có thể căn cứ vào đó để xác định thời gian.
- Nếu thấy 2 răng trưởng thành chính giữa (1) mọc bằng, đồng thời 2 răng sữa áp chính giữa (răng số 2) rụng, là trâu 2 năm tuổi.
- Khi 2 răng trưởng thành áp chính giữa (2) mọc bằng là trâu đã 3 tuổi.
- Nếu 2 răng sữa áp góc (răng số 3) rụng, trâu đã 3 tuổi rưỡi.
- Khi 2 răng trưởng thành áp góc (số 3) mọc bằng, trâu 4 tuổi.
- Khi 2 răng sữa ở góc (răng số 4) rụng, trâu đã được 4 tuổi rưỡi.
- Và nếu 2 răng trưởng thành ở góc (4) mọc là trâu 5 tuổi.
Đến đây, trâu đã thay xong toàn bộ 8 chiếc răng cửa hàm dưới, nên ta phải căn cứ vào tình trạng mòn của răng trưởng thành để đoán tuổi trâu như sau:
- Nếu 2 răng ở góc (4) bắt đầu mòn, các răng khác đã mòn thành hình vệt dài, trâu đã 6 tuổi.
- Khi 2 răng áp góc (3) mòn thành hình tròn và 2 răng chính giữa (1) mòn thành hình vuông là trâu 9 tuổi.
- Nếu 2 răng chính giữa (1) xuất hiện sỉ tinh tròn (dấu vết còn lại của tuỷ răng) là trâu 12 tuổi. Cuối cùng, khi thấy các răng ngắn, thưa dần và lung lay là trâu đã 13 tuổ, già yếu…
Có thể bạn quan tâm

Nuôi dưỡng nghé nói riêng và nuôi dưỡng gia súc non nói chung có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi các loại gia súc trưởng thành sau này. Chế độ nuôi dưỡng hợp lý nghé non thể hiện qua sự phát triển cơ thể một cách bình thường của nghé qua từng giai đoạn. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc nghé hợp lý không chỉ để thu được mức tăng trọng theo dự kiến mà còn đảm bảo sự phát triển tốt hệ tim mạch, các cơ quan tiêu hóa và hô hấp cũng như các cơ quan vận động.

Những nhân tố ảnh hưởng khiến trâu bò mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua móng và hiện tượng vỡ móng do nhiễm khuẩn. Một số lưu ý trong điều trị hà móng cho trâu bò. Bệnh hà móng thường gặp ở trâu hoặc bò nuôi nhốt trong chuồng trại hoặc chế độ cho ăn không thích hợp về các loại khoáng đa vi lượng hoặc vi lượng.

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là Xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.