Xã Ninh Phú Thua Lỗ Vì Tôm
Nơi gần một nửa số chủ tịch huyện dưới 40 tuổi, trình độ, trẻ trung nhưng lời nói và việc làm luôn song hành. Nơi mà những tri thức trẻ thỏa ước mơ, khát khao, thay đổi. Đó là Phú Thọ.
Vụ nuôi tôm thương phẩm năm nay, nhiều hộ dân ở xã Ninh Phú (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) bị thua lỗ vì tôm chết yểu.
Tôm chết hàng loạt
Những ngày này, về các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú tại xã Ninh Phú như: Hang Dơi, Tiên Du 1, Hội Phú Nam… đến đâu, chúng tôi cũng nghe nông dân than khi nói đến chuyện con tôm. Ông Võ Thanh Tuấn đến vùng Hang Dơi thuê khoảng 1ha để thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã mấy năm nay.
Mấy vụ đầu còn có lãi, nhưng 2 năm gần đây, ông Tuấn không hiểu vì sao tôm thả nuôi được khoảng 1 tháng lại bắt đầu bỏ ăn, lờ đờ và chết dần. Ông kể: “Năm nay, gia đình tôi thả nuôi tôm 2 vụ, mỗi vụ 80 vạn con. Nhưng tôm cứ thả được 20 - 35 ngày là bắt đầu bỏ ăn, dạt vào quanh đìa, kiểm tra thì thấy tôm chết, tỷ lệ hao hụt lên đến 70%. Cả 2 vụ, gia đình tôi lỗ gần 300 triệu đồng”.
Gần đìa ông Tuấn là đìa của ông Nguyễn Văn Tình. Ông Tình cho biết, đầu tháng 7, sau khi cải tạo đìa, gia đình ông đã thả nuôi tôm vụ 2 với gần 1 triệu con. Tôm nuôi được 20 ngày thì bắt đầu chết, đến ngày thứ 30 đã chết hơn 60%. Trước đó, vụ 1, do thời tiết bất thường và dịch bệnh nên hơn 80 triệu đồng của gia đình ông cũng bốc hơi theo tôm. Ông chia sẻ: “Mấy năm gần đây, tôm nuôi rất chậm lớn và tỷ lệ chết cao. Đa số hộ nuôi tôm đều bị thua lỗ. Chỉ tính riêng 2 vụ tôm năm nay, gia đình tôi đã lỗ hơn 150 triệu đồng”.
Không riêng thôn Hang Dơi, các thôn Tiên Du 1, Hội Phú Nam... cũng xảy ra tình trạng tôm chết. Ông Dương Xuân Hùng (thôn Tiên Du 1) cho biết: “2 vụ tôm năm nay, hộ nào càng đầu tư lớn thì càng thua lỗ nặng. Những hộ nuôi quảng canh, ít đầu tư, khi tôm chết thì hòa vốn hoặc chỉ lỗ vài triệu đồng tiền giống.
Gia đình tôi thả nuôi 4 vạn con tôm giống. Tôm đã bị chết 70%, số còn lại tôi không chăm sóc mà cứ để nó phát triển tự nhiên. Mới đây, khi xuất bán số tôm còn lại, tính ra tôi chỉ lỗ 4 triệu đồng tiền giống”. Không may mắn như gia đình ông Hùng, gia đình ông Dương Tấn Thủ (thôn Tiên Du 1) thả nuôi liên tiếp 3 vụ đã bị lỗ hơn 100 triệu đồng.
Ông Hồ Ngọc - cán bộ phụ trách khuyến nông, khuyến ngư xã Ninh Phú cho biết: “Nông dân trên địa bàn xã thả nuôi tôm vụ 1 (thả từ đầu tháng 3) với tổng diện tích 90ha, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.
Tuy nhiên, số diện tích thiệt hại lên hơn 90%. Thả nuôi vụ 2 (thả từ đầu tháng 7) tuy có khả quan hơn nhưng cũng có gần 60% diện tích (trong tổng số 154ha) bị thiệt hại. 2 vụ nuôi chính năm nay có khoảng 70% hộ nuôi tại địa phương bị thua lỗ, nhà ít thì vài chục triệu đồng, nhà nhiều lên đến hàng trăm triệu đồng”.
Nhiều nguyên nhân
Lý giải về tình trạng tôm chết yểu, chậm lớn, ông Hồ Ngọc cho rằng, diễn biến thời tiết thất thường là nguyên nhân chính khiến tôm bị giảm sức đề kháng. Ngoài ra, dịch bệnh lây lan (chủ yếu là bệnh đốm trắng, đỏ thân, hoại tử gan tụy cấp) đã khiến nhiều hộ nuôi tôm lâm vào cảnh điêu đứng.
Tại địa phương, người nuôi vẫn chưa tuân thủ đúng các quy trình, lịch thời vụ mà ngành chức năng đã khuyến cáo, chất lượng tôm giống không đảm bảo, do người nuôi ham giá rẻ nên mua con giống trôi nổi. Khi đìa tôm bị bệnh, người nuôi không xử lý kỹ mà lại xả nước ra môi trường nên dịch bệnh lây lan.
Còn theo ông Dương Xuân Hùng, do thời gian nuôi ngắn nên tôm thẻ chân trắng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều gia đình vẫn nuôi một cách tự phát, dựa trên kinh nghiệm chứ không theo khuyến cáo của cơ quan chức năng và các nhà khoa học.
“Ý thức giữ gìn môi trường chung của người dân rất thấp nên một khi dịch bệnh xảy ra thì rất dễ bùng phát, lây lan nhanh khiến nhiều đìa tôm chịu chung số phận. Năm nay, gia đình nào đầu tư giống tốt thì thiệt hại ít, gia đình nào mua giống trôi nổi thì thiệt hại hoàn toàn. Điều này chứng tỏ con giống cũng có vấn đề” - ông Hùng nhận định.
Thời gian qua, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã lấy một số mẫu tôm để xét nghiệm theo Chương trình giám sát dịch bệnh thú y thủy sản tại xã Ninh Phú. Kết quả: Có mẫu dương tính với chỉ tiêu virus gây bệnh đốm trắng (WSSV), có mẫu dương tính với chỉ tiêu vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), có mẫu dương tính với 2 chỉ tiêu bệnh WSSV và AHPND.
Chi cục đã gửi thông báo kèm theo phiếu kết quả xét nghiệm các mẫu trên đến hộ nuôi có tôm nhiễm bệnh và chính quyền địa phương; đồng thời hướng dẫn các biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn bệnh lây lan thành dịch trên diện rộng.
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, để phát triển nghề nuôi tôm thương phẩm một cách bền vững, ngoài quy hoạch nuôi trồng thủy sản chung của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, cần phải có quy hoạch chi tiết cho từng địa phương để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý cũng như phòng, chống dịch bệnh.
Về phía người nuôi tôm, cần tuân thủ quy trình cũng như khuyến cáo mà các cơ quan chuyên môn đưa ra; cần đầu tư chiều sâu, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất. Bởi lẽ, trên thực tế những vụ gần đây, nhiều hộ nuôi tôm thương phẩm tại Nha Trang, Vạn Ninh hay ngay tại xã Ninh Phú, khi có đầu tư chiều sâu, áp dụng khoa học kỹ thuật đều đạt hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và Vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa trao Giấy chứng nhận VietGap cho Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Chính Phú, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên).
Trong khi cao su, rừng keo tràm thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai, thì cây sắn được chọn làm đối tượng thay thế để thoát nghèo bền vững.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện có hơn 60% diện tích trồng cà phê tại các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng mô hình xen canh với các loại cây mít, tiêu, ca cao, sầu riêng… Việc trồng xen canh trong vườn cà phê giúp người nông dân đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, nâng cao giá trị sử dụng và thu hoạch trên một diện tích đất.
Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.
Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.