Xà Lách Xoong Có Nhiều Khoáng Chất
Loài cây này có thể dùng để giúp bệnh nhân cai nghiện rượu, thuốc lá và có khả năng kháng ung thư.
Tương truyền khi đi tìm một nơi để xây dựng khu chữa bệnh, Hippocrates (ông tổ của ngành y) đã chọn địa điểm gần một bờ suối, nơi ấy mọc đầy những cọng xà lách xoong xanh tươi để ông có thể dùng chúng chữa trị cho bệnh nhân.
Thực phẩm của người nghèo
Từng bị mang tiếng là... cỏ hoang nhưng cũng có lúc xà lách xoong là cứu tinh của nhân loại. Trong quá khứ, đã từng xảy ra những cơn đại hạn khắp châu Âu làm cho nguồn cung cấp lúa mì trở nên thiếu hụt trầm trọng, lúa mì chỉ dành để cung cấp cho những danh gia vọng tộc, bấy giờ xà lách xoong bỗng được vinh danh “thực phẩm của dân nghèo”.
Xà lách xoong rất giàu beta-carotene, vitamin B1, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như vitamin E, vitamin K. Nó cũng chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như iodine, sắt, calcium, magnesium, kẽm... Đặc biệt, một thành phần vô cùng sáng giá hiện diện trong xà lách xoong chính là quercetin. Đây là một hợp chất flavonoid đóng vai trò quan trọng cho sự kháng viêm, đồng thời cũng là một chất thiên nhiên có chức năng chống dị ứng. Bản thân quercetin cũng là một “chiến sĩ” chống ôxy hóa, giúp cơ thể “bứng” các gốc tự do (free radicals).
Không nên nấu ở nhiệt độ cao
Vào thời đại của mình, Hippocrates đã ứng dụng xà lách xoong để chữa các bệnh cảm, ho, các bệnh về đường phổi, suyễn, táo bón... Y học cổ truyền ở một số nước đã dùng xà lách xoong để hỗ trợ cho bệnh nhân lao, thấp khớp, đau lưng, thiếu máu, tiểu đường, tim mạch, giảm thị lực, sỏi mật. Đặc biệt, xà lách xoong có thể dùng để giúp bệnh nhân cai nghiện rượu, thuốc lá.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Ulster (Anh) đã kết luận rằng trong xà lách xoong có chứa một hợp chất gọi là phenylethyl isothio cyanate (PEITC), chất này có khả năng ngăn chặn lại những quá trình gây tổn hại DNA trong bạch cầu, sự tổn hại DNA trong bạch cầu sẽ làm ngòi nổ cho các tiến trình ung thư. Nhờ đó, xà lách xoong có khả năng kháng ung thư.
Xà lách xoong dễ trồng và dễ hái, có thể tìm thấy loài cây này mọc hoang dọc theo những bờ kênh, bờ suối. Xà lách xoong cũng rất dễ chế biến, có thể dùng làm rau cải, làm gỏi, hoặc nấu canh, nhưng khi nấu canh cần nên dùng “kỹ thuật cá nhân”. Không nên nấu xà lách xoong ở nhiệt độ quá cao, vì khi đó, những hợp chất quý giá hiện diện trong xà lách xoong sẽ bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ cao.
Related news
Trước đó, cũng ở Tam Giang, tàu mực khơi của ông Phạm Hùng (thôn Đông Mỹ) đạt sản lượng 28 tấn mực khô/chuyến biển, doanh thu hơn 2,1 tỷ đồng; tàu câu mực khơi của ông Lương Văn Cam (thôn Đông An) đạt sản lượng 51 tấn mực khô/chuyến biển; doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng…
Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.
2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.
Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.
Việc liên tục gặp vướng mắc, đề nghị bạn hàng gửi thư xác nhận không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XK của chính DN mà còn ảnh hưởng tới uy tín của NAFIQAD đối với cơ quan thẩm quyền của nước NK, phát sinh thêm nguồn lực, thời gian của NAFIQAD để giải quyết các vụ việc.