Xã Cán Khê Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Đồi Rừng

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Cán Khê (Như Thanh) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Theo chân cán bộ xã đến thăm mô hình kinh tế đồi rừng của gia đình anh Cầm Tổng Đồng, ở thôn 7, được biết: Trước đây, kinh tế gia đình rất khó khăn, thuộc hộ nghèo của xã. Năm 2007, gia đình anh đã mạnh dạn nhận 2 ha đồi rừng, trong đó đầu tư trồng 1,5 ha cây keo, diện tích còn lại trồng cây nghệ, chanh, đồng thời chăn nuôi thêm lợn, gà, mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu lãi gần 100 triệu đồng.
Còn gia đình anh Lưu Văn Hải, ở thôn 2, trước đây cũng là hộ nghèo, nhưng được tuyên truyền, vận động, gia đình anh đã nhận 10 ha đất đồi rừng để cải tạo, sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, với 1 ha trồng keo, 8 ha trồng luồng... bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí gia đình anh thu từ 150 đến 200 triệu đồng, tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với mức thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Văn Tính, Phó Chủ tịch UBND xã Cán Khê, cho biết: Năm 1999, thực hiện Nghị định 02 của Chính phủ về việc giao đất, giao rừng cho nhân dân, xã Cán Khê đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân liên kết trồng rừng với mục tiêu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, giao đất đồi rừng cho các hộ dân quản lý, sử dụng.
Xã còn phối hợp với các phòng, ban của huyện, ngân hàng giúp người dân tìm nguồn cung ứng giống, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong ươm trồng, chăm sóc đồng thời tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn đầu tư vào phát triển sản xuất...
Nhờ chỉ đạo tập trung, những năm gần đây phong trào phát triển kinh tế đồi rừng đã được các chủ rừng trong xã ủng hộ và làm theo. Từ năm 2011 đến nay, toàn xã đã tham gia trồng gần 200 ha rừng sản xuất, phòng hộ từ chương trình bảo vệ và phát triển rừng của huyện; cùng với đó là hàng trăm ha rừng trồng do người dân tự đầu tư.
Đến nay, xã Cán Khê đã có 1.200 ha rừng các loại, trong đó có nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như keo, luồng, cao su... cho doanh thu bình quân mỗi năm đạt gần 20 tỷ đồng, ngoài ra còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Cùng với phát triển kinh tế đồi rừng, xã Cán Khê còn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Hiện nay, toàn xã trồng được 150 ha mía, năng suất bình quân đạt gần 50 tấn/ha. Ngoài ra, xã duy trì 258 ha cây vải thiều, bưởi, chanh...
Kinh tế phát triển đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người của toàn xã đạt 11 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 37%. Hiện, hệ thống trường học, trạm y tế, đường giao thông được xây dựng kiên cố, khang trang, sạch đẹp; hệ thống kênh mương nội đồng từng bước được đầu tư, tạo thuận lợi cho nhân dân phát triển sản xuất.
Đảng bộ xã Cán Khê xác định lâm nghiệp là lĩnh vực mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Do đó, sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng, trang trại, góp phần nâng cao đời sống, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132526/Xa-Can-Khe-day-manh-phat-trien-kinh-te-doi-rung
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, giá dừa trái tại tỉnh này dao động từ 65.000 đồng đến 80.000 đồng/chục/12 trái. Dừa uống nước có giá từ 40.000 - 45.000đồng/chục. Dừa xiêm xanh giá 50.000 - 55.000 đồng/chục, tăng gần gấp đôi so với thời điểm rớt giá mạnh năm 2014.

Đây là lần đầu tiên giống dừa dứa được trồng thành công tại Quảng Ngãi. Với hiệu quả về kinh tế, cây dừa dứa mở ra hướng đi mới cho nông dân ở các vùng ven sông, ven biển trong tỉnh.

Ông Sáu chia sẻ, gia đình ông canh tác 4.000 m2 bưởi da xanh chuyên canh, trong những ngày qua thu hoạch khoảng 500 kg, bán giá 50.000 đồng/kg, thu lãi 25 triệu đồng. Lứa bưởi tết sắp tới, dự kiến ông thu hoạch khoảng 1,5 tấn, thu lời gần 75 triệu đồng. Nhờ cây bưởi da xanh, gia đình ông có cái tết đầm ấm.

Đồng Nai có hơn 7 ngàn hécta trồng chuối các loại. Đứng đầu là huyện Thống Nhất với gần 3.300 hécta. Năm 1014 là năm rất khó khăn của nông dân trồng chuối, đặc biệt chuối bơm khi giá liên tục rớt vì đầu ra sản phẩm chế biến gặp khó khăn.

Thời gian qua, nông dân tại nhiều quận, huyện ở TP Cần Thơ đã phát triển trồng dưa hấu quanh năm. Tuy nhiên, vụ dưa hấu Tết được nhiều nông dân tăng diện tích trồng và phát triển đa dạng nhiều giống dưa để đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Vào dịp Tết, ngoài cần một lượng lớn dưa hấu để ăn, nhiều người dân còn có nhu cầu tìm mua các loại dưa hấu có hình dáng đẹp, nhất là dưa hấu trái tròn để phục vụ chưng Tết.