Bảo hiểm nông nghiệp sao vẫn mãi thí điểm

Kết quả khiêm tốn
Ông Bùi Thanh Hải, Phó trưởng phòng Phòng Phi nhân thọ, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, bảo hiểm nông nghiệp được triển khai trên cây lúa; vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm) và thuỷ sản (cá tra, tôm sú, tôm chân trắng) với những rủi ro được bảo hiểm, gồm:
Thiên tai: bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, rủi ro thiên tai khác; dịch bệnh: cúm, tai xanh, lở mồm long móng, bệnh thuỷ sản, dịch rầy nâu, vàng lùn, xoắn lá và các loại dịch bệnh khác.
Từ năm 2015 - 2017 vẫn tiếp tục thực hiện bảo hiểm trên cây lúa.
Địa bàn triển khai chương trình ở 20 tỉnh, thành phố, trong đó bảo hiểm cây lúa áp dụng ở Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp;
Bảo hiểm vật nuôi triển khai ở Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hoá, Bình Định, Bình Dương, Hà Nội; bảo hiểm thuỷ sản triển khai ở Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.
Theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì hộ nghèo được hỗ trợ 100% phí bảo hiểm; hộ cận nghèo 80%; hộ thường 60% và các tổ chức là 20%. Doanh nghiệp tham gia chương trình, gồm:
Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, đến nay, có 304.017 hộ nông dân tham gia bảo hiểm, trong đó hộ nghèo là 233.361 hộ (chiếm 76,8%), hộ cận nghèo 45.944 hộ (chiếm 15,1%), hộ thường 24.711 hộ (chiếm 8,1 %); có 1 tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm.
Tổng giá trị được bảo hiểm là 7.747,9 tỷ đồng (trong đó giá trị bảo hiểm cây lúa là 2.151 tỷ đồng, giá trị bảo hiểm vật nuôi 2.713,2 tỷ đồng, giá trị bảo hiểm thủy sản 2.883,7 tỷ đồng).
Số tiền bồi thường là 712,9 tỷ đồng; doanh thu phí bảo hiểm đạt 394 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Hải, mặc dù hệ thống chính sách để triển khai bảo hiểm nông nghiệp tương đối đầy đủ (Bộ Tài chính ra 4 quyết định, 2 thông tư;
Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành 2 thông tư hướng dẫn;
UBND các tỉnh ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình trồng lúa, chăn nuôi, nuôi thủy sản phù hợp với đặc thù địa phương) nhưng quá trình triển khai bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, mới chỉ dừng lại mở mức thí điểm, tỷ lệ tái tham gia bảo hiểm thấp.
“Nguyên nhân là do phạm vi đối tượng, địa bàn triển khai bảo hiểm nông nghiệp khá rộng, thiên tai dịch bệnh xảy ra nhiều, đa dạng, mỗi địa phương một khác; cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin của địa phương và các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế; lực lượng cán bộ mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới”, ông Hải nói.
Đơn cử như Hà Nội, một trong những địa phương thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên vật nuôi, đến thời điểm này, sau khi hết thời gian thí điểm, đồng nghĩa với việc hết hỗ trợ thì tỷ lệ hộ tham gia tái bảo hiểm hầu như rất ít, nếu như không muốn nói là chẳng còn ai.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, cho biết, thực hiện chương trình thí điểm, đã có 14.000 con bò (chủ yếu ở huyện Ba Vì) và 30.000 con lợn (chủ yếu ở Chương Mỹ) được bảo hiểm nhưng cũng chỉ dừng lại ở con số đó rồi thôi.
“Sở dĩ khó triển khai trong diện rộng là do phạm vi bảo hiểm còn hạn hẹp, nhiều loại dịch bệnh thường xuyên xảy ra lại không trong phạm vi được bảo hiểm; phí bảo hiểm còn cao nên nông dân không mặn mà”, ông Sơn nêu một thực tế.
Dừng triển khai trên thủy sản, mở rộng sang trâu, bò
Từ thực tiễn phát triển của Tây Ban Nha, bà Maria José Pro, Cơ quan bảo hiểm nông nghiệp Tây Ban Nha (ENESA) cho rằng, muốn triển khai bảo hiểm nông nghiệp thành công cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ.
Ví như ở Tây Ban Nha, thời gian đầu mới triển khai, sự hỗ trợ của Chính phủ là rất lớn sau đó giảm dần; đồng thời có chính sách để đẩy mạnh tái bảo hiểm.
Theo ông Lê Đức Thịnh, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ Nông nghiệp và PTNT), từ kinh nghiệm của các nước, mặc dù cần có sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ nhưng vai trò của các doanh nghiệp là rất quan trọng.
Vì vậy, trong nghị định về đối tác công tư, BNN đã đề xuất trong các loại hình, dự án có nội dung bảo hiểm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cần có một khung pháp lý đủ mạnh để thực hiện bảo hiểm nông nghiệp, vì bản chất của nó là một dạng đầu tư công; cần có cơ quan giám sát độc lập (thay vì huy động chính quyền, đoàn thể như hiện nay bởi lực lượng này còn hạn chế về năng lực).
Ông Hải cho biết, bảo hiểm nông nghiệp là lựa chọn tất yếu cho một nền nông hiện đại.
Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc tiếp tục thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo hướng:
Tiếp tục thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa, vật nuôi tại các tỉnh, thành phố theo Quyết định số 315/QĐ-TTg; mở rộng bảo hiểm trâu, bò cho các huyện tại tỉnh Hà Giang; dừng triển khai bảo hiểm thủy sản (tôm, cá). Thời gian thực hiện từ năm 2015 đến hết năm 2017.
Để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề bảo hiểm nông nghiệp, đồng thời khuyến nghị một hướng đi mới cho bảo hiểm nông nghiệp, từ tháng 8/2013, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đã triển khai dự án:
“Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công-tư tại Việt Nam”.
Ông Trần Công Thắng, Phó viện trưởng Ipsard, mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực về quản lý rủi ro trong nông nghiệp thông qua bảo hiểm, góp phần thúc đẩy sự phát triển bảo hiểm nông nghiệp thông qua liên kết công tư ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, chạy dọc theo con lộ từ Chi Lăng đến hương lộ 17, chúng ta dễ bắt gặp những giỏ mãng cầu (na) đầy ắp xếp thành từng đống hai bên đường chờ bán cho du khách. Mãng cầu trồng ở vùng Bảy Núi tuy trái không to, không đẹp nhưng lại rất thơm ngọt vì không sử dụng phân bón, thuốc BVTV, lại trồng trên núi, được xem là loại trái cây sạch ở vùng này.

Do lĩnh vực thuốc BVTV gặp khó khăn, trong khi phân bón hiện đang rất hấp dẫn nên mấy năm trở lại đây có một làn sóng các DN SXKD thuốc BVTV ồ ạt làm thêm mảng phân bón.

Khi nói về vụ lê năm nay, bà Lã Thị Hội, thôn Nà Lệnh, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc phấn khỏi cho biết: “Gia đình tôi có trên 100 cây lê, năm nay lê rất sai, quả to mọng, chín đều. Thường 1 cây cho năng suất khoảng 50 - 100kg, thậm chí có cây to cho năng suất đến trên 30kg.

Ngoài ra, Cty xây dựng đề án cánh đồng lớn từ nay đến năm 2020 sẽ bao tiêu khoảng 20%/khoảng 78.000 ha đất sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trước mắt, Cty sẽ triển khai thực hiện trên 1.200 ha trong vụ đông xuân 2014-2015 và đã được Cty CP BVTV An Giang và Cty Hợp Trí nhất trí liên kết thực hiện.

Anh Thái Minh Tân, Bí thư xã Tân Khánh Trung - nơi đang trồng hơn 200ha cam các loại, trong đó hơn 50% diện tích trồng cam xoàn - cho biết, hiện tại địa phương, cây cam xoàn đang phát triển mạnh, và thu hoạch sau 2-3 năm. Đây là loại cây dễ trồng nếu được chăm sóc kỹ.