Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn vú sữa Lò rèn ở Tiền Giang có nguy cơ bị xóa sổ

Vườn vú sữa Lò rèn ở Tiền Giang có nguy cơ bị xóa sổ
Ngày đăng: 18/06/2015

Hiện nay, nhà vườn tỉnh Tiền Giang rất lo ngại trước tình trạng cây vú sữa Lò rèn đang bị chết sớm khoảng 30% so với tổng diện tích. Sau 7 - 8 năm tuổi thì cây vú sữa đột nhiên có biểu hiện “lão hóa”: khô cành, rụng lá giảm năng suất, chất lượng trái; sau đó thối rễ và chết trắng. Dù ngành chuyên môn đã tích cực hướng dẫn nhà vườn áp dụng các biện pháp phòng ngừa, điều trị căn bệnh này nhưng vẫn chưa khống chế được tình trạng cây vú sữa Lò rèn chết sớm.

Theo ngành chuyên môn, cây vú sữa Lò rèn bị bệnh chết sớm có thể do nhà vườn lạm dụng bón phân hóa học và phun thuốc bảo vệ thực vật; thường xuyên xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Toàn tỉnh Tiền Giang có hơn 3.000 ha cây vú sữa Lò rèn, trồng tập trung ở các xã ven sông Tiền của huyện Châu Thành và Cai Lậy. Đây là một trong 7 loại trái cây đặc sản của địa phương có giá trị kinh tế cao. Trước tình trạng cây vú sữa Lò rèn bị bệnh và chết hàng loạt, nhà vườn đã phá bỏ diện tích cây ăn trái này để chuyển sang trồng cây khác.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Trước mắt đề xuất các ngành chức năng của huyện, tỉnh và các nhà khoa học làm cách nào để cứu một số cây vú sữa khô cành thối rễ chết hàng loạt. Trái cây cũng không chất lượng, trồng 7 - 8 năm ăn được vài mùa thì giảm chất lượng, trái nhỏ, bị sâu nên giá bán ra không cao”.


Có thể bạn quan tâm

Sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh 8 tháng đạt gần 140 ngàn tấn Sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh 8 tháng đạt gần 140 ngàn tấn

Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…

10/09/2015
Thả rạn nhân tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thả rạn nhân tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trong 2 ngày 5 và 6/9, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An đã tiến hành thả rạn nhân tạo tại vùng biển xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu và Quỳnh Long, Quỳnh Lưu.

10/09/2015
Cá chết trắng bè, người nuôi cá đem đến đổ trước nhà máy Cá chết trắng bè, người nuôi cá đem đến đổ trước nhà máy

Bức xúc trước tình trạng nước thải ô nhiễm của các nhà máy xả trực tiếp ra sông làm chết cá, người nuôi cá mang cá chết đến đổ tại doanh nghiệp.

10/09/2015
Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi

Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.

10/09/2015
Hồi sinh Tam Giang Hồi sinh Tam Giang

Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.

10/09/2015