Nhiều Người Trồng Rừng Xen Trong Diện Tích Mì

Vụ hè thu năm nay, nông dân thị xã La Gi (Bình Thuận) đã xuống giống trên 1.020 ha mì. Những địa phương có nhiều người trồng mì là Tân An, Tân Phước, Tân Bình…
Anh Lê Văn Lục, ở khu phố 8, phường Tân An có diện tích mì 3 ha trồng ở bờ Nam sông Dinh cho biết: Do đất đai quá bạc màu, việc đầu tư trồng mì của nông dân mấy năm gần đây chi phí rất cao, 1 ha mì chi phí tiền công, giống, cày đất, thuốc diệt cỏ, thuốc sâu và nhất là phân bón cũng phải đến 30 triệu đồng.
Nếu mì trúng, 1 ha chừng 30 tấn tươi, bán với giá 1.500 – 1.800 đồng/ký tươi hoặc trên 4.500 đồng/ký khô mới mong có lãi, còn dưới mức ấy, may thì lấy công làm lời còn tệ hơn thì lỗ nặng.
La Gi tiếng là đô thị, nhưng kinh tế nông nghiệp, đặc biệt với cây mì chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Lượng mì khô ở thị xã mỗi năm xuất bán có vài chục nghìn tấn. Đây là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân.
Nhưng ngặt nỗi, đất đai ngày càng bạc màu, cây mì đầu tư cao nhưng cho năng suất thấp, giá cả lại luôn theo chiều hướng xấu. Bám mãi theo cây mì không lợi lộc gì, còn chuyển trồng cây lương thực khác cũng không hiệu quả.
Lựa chọn tốt nhất của bà con là trồng rừng bằng cây keo lai. Với chọn lựa này, hiện nay hàng trăm ha mì đã được bà con đưa cây keo vào trồng xen. Theo tính toán của bà con, keo lai phát triển nhanh, chỉ sau 5 năm là có thể thu hoạch. 1 ha keo, chăm sóc tốt sẽ bán có giá không dưới 50 - 60 triệu đồng.
Trồng keo chi phí đầu tư thấp, không lo sâu bệnh, đầu ra lại ổn định, càng kéo dài thời gian hiệu quả càng cao, lá keo rụng xuống lại cải tạo được đất, sau một mùa keo có thể lấy đất trồng lại cây lương thực.
Trong điều kiện diện tích rừng phủ xanh của thị xã không nhiều, đất đai bị xói lở, sông suối, ao hồ ngày càng cạn kiệt, thì giải pháp trồng rừng để vừa có thu nhập vừa cải tạo được đất của nông dân hiện nay là giải pháp tối ưu.
Có thể bạn quan tâm

Liên tiếp trong nhiều năm, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) được xem là địa phương có tỷ lệ người nuôi tôm "trúng" lớn. Đó là nhờ Phong Điền đã chủ động, linh hoạt trong đầu tư, sắp xếp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, hướng đến vùng nuôi tôm bền vững...

Trước đây gia đình anh Nguyễn Văn Nhiệm ở ấp 11, xã Khánh Thuận được xem là một trong những gia đình khó khăn, cuộc sống quanh năm chỉ biết trông chờ vào việc khai thác gỗ và các sản vật dưới tán rừng. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây, trong 1 lần tham quan mô hình nuôi cá trê vàng lai của người dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, anh Nhiệm quyết định cải tạo ao đầm xung quanh nhà để nuôi loại cá này.

Mô hình đã tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả gấp 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, được đông đảo bà con nông dân đánh giá cao và đã tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài ra, mô hình còn giải quyết việc làm, đem lại thu nhập và tạo niềm tin cho bà con nông dân tiếp tục phát triển cá nước ngọt theo quy trình VietGAP.

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bình quân giá bắp nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 6.500 đồng/ki lô gam, thì đến hết tháng 11-2014 giảm xuống còn 6.300 đồng/ki lô gam. Tương tự, giá khô dầu đậu nành nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 14.490 đồng/ki lô gam, thì đến tháng 11 giảm xuống còn 12.600 đồng/ki lô gam và giá mì cũng từ mức 5.250 đồng/ki lô gam, giảm xuống còn 5.040 đồng/ki lô gam.

Theo ước tính trị giá đàn trâu của gia đình ông hiện nay khoảng 700 - 800 triệu đồng. Ông Bân cho biết: Phát triên chăn nuôi gia súc, nhất là nuôi trâu hiện nay hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi các con khác. Trong một năm, một con trâu cái đẻ ra một con nghé chỉ cần chăm sóc một tuổi bán rẻ cũng được trên 15 triệu đồng, tính ra người nông dân có thể mua được khoảng 3 tấn thóc.