Vườn Dừa Đang Bị Hai Loại Sâu Bệnh Mới Tấn Công

Hiện nay, vườn dừa ở nhiều tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị hai loại sâu bệnh mới tấn công gây thiệt hại về năng suất, chất lượng trái (quả) dừa. Đó là đó là bọ vòi voi và sâu đục trái.
Đáng báo động là tại tỉnh tỉnh Bến Tre đã có trên 5.200 ha dừa bị hai con côn trùng này gây hại. Trong đó, diện tích dừa nhiễm sâu đục trái gần 1.000 ha. Bọ vòi voi và sâu đục trái gây hại tập trung ở quả dừa, từ khi còn non cho đến khi trưởng thành. Riêng bọ vòi voi còn nguy hiểm hơn khi có dấu hiệu gây hại sang các bộ phận khác của cây dừa như ngọn, lá, thân dừa... Bọ vòi voi trưởng thành có màu nâu đen, phần đầu có vòi dài khoảng 7mm, bề ngang 1,5mm.
Chúng gây hại trên dừa bằng cách đẻ trứng vào cuống quả. Ấu trùng nở ra là bắt đầu xâm nhập vào trái dừa từ khi còn non, làm rụng trái hoặc làm méo mó, kích thước nhỏ, không còn giá trị thương phẩm. Sâu đục trái dừa cũng bắt đầu tấn công khi trái dừa còn non.
Chúng có kích thước bằng ruột bút bi, chiều dài khoảng 15mm. Sâu đục trái gây hại nặng hơn so với bọ vòi voi, phần lớn các trái dừa chúng đục vào đều bị rụng, tỉ lệ rụng trái nhiều vườn dừa trên dưới 50% nên thiệt hại cho nhà vườn rất lớn.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre, khuyến cáo nông dân cần thường xuyên theo dõi vườn dừa, dọn vệ sinh vườn thông thoáng, thu gom tiêu hủy các quả bị nhiễm để tránh lây lan. Bà nhấn mạnh, phun chỉ là biện pháp đối phó, người dân nên tiêu hủy trái dừa rụng xuống.
Nguồn bài viết: http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/tinh-hinh-dich-hai/ben-tre-vuon-dua-dang-bi-hai-loai-sau-benh-moi-tan-cong_t114c47n11025
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Văn Hận, Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá Tân Thành Tiến, ấp 4, xã Tân Thành, TP Cà Mau, cho biết, cá bống loại I được thương lái mua với giá 540 ngàn đồng/kg, loại II (có trọng lượng 0,7-1 kg) giá 390 ngàn đồng/kg. Cá chình loại I giá 440 ngàn đồng/kg, loại II giá 410 ngàn đồng/kg.

Những năm gần đây, ở xã Thới Hoà, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ngày càng có nhiều người đầu tư nuôi ếch công nghiệp, tuy nhiên, do nuôi đơn lẻ và chưa đúng qui trình kỹ thuật, nên dẫn tới tình trạng tư thương ép giá hoặc khó tiêu thụ, khiến người nuôi rơi vào tình trạng thua lỗ.

Tin từ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, năm 2014, đơn vị này đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Đây cũng là khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (hơn 150 ha).

Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang rất thích hợp nuôi và phát triển nhiều loài cá. Ước tính hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh khoảng 1.900ha; có nguồn nước dồi dào, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).