Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Xã Hoằng Hợp Cho Thu Nhập Từ 150 Đến Hơn 220 Triệu Đồng/ha/năm

Xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) có gần 251 ha đất nông nghiệp, trong đó 50 ha chuyên canh tác rau, màu (vào thời điểm vụ đông thường lên tới 70 - 80 ha).
Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn. Với kinh nghiệm trồng rau hàng hóa, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/năm, nhiều gia đình đã gieo trồng tới 4 đến 6 lứa rau/năm. Theo tính toán, một năm, mỗi ha đất vùng chuyên canh rau cho tổng thu nhập bình quân từ 150 đến 160 triệu đồng.
Đáng nói, HTX đã đưa 21,5 ha đất màu trên địa bàn 3 thôn: Lộc Ất, Phú Quý, Quỳ Thanh để sản xuất rau, cây màu theo quy trình rau an toàn VietGAP. Diện tích này (chủ yếu trồng trong nhà lưới) được Trung tâm Kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa kiểm soát, cấp tem nhãn chứng nhận rau an toàn. Với 21,5 ha này, thu nhập đạt từ 210 đến 220 triệu đồng/ha/năm.
Hiện tại, rau an toàn Hoằng Hợp đã được một số siêu thị, khách sạn, công ty, các trường học bán trú... trên địa bàn TP Thanh Hóa tiêu thụ.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131822/Vung-chuyen-canh-rau-an-toan-xa-Hoang-Hop-cho-thu-nhap-tu-150-den-hon-220-trieu-dong/ha/nam
Có thể bạn quan tâm

Theo chân đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Tả Nhìu (Xín Mần), chúng tôi đến thăm mô hình “Vườn ươm cây sa mộc” ở thôn Vai Lũng. Sau một hồi cuốc bộ, leo đồi; trải dài trước mắt chúng tôi là một màu xanh mướt mắt với những cây giống thẳng tắp. Thật ngạc nhiên và đáng khâm phục biết bao ý chí, nghị lực vươn lên làm giàu của những người nông dân “một nắng hai sương” nơi mảnh đất miền Tây này.

Các anh lãnh đạo xã Nà Chì (Xín Mần) bật mí cho tôi biết: Sau hơn 1 năm thành lập Làng nghề làm chè tại thôn Bản Vẽ, cuộc sống đồng bào ở cả 6 thôn lân cận đều như đã thoát nghèo.

Bằng mô hình bền vững và quyết tâm cao, một số hộ nghèo ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, đã tự giác xin ra khỏi diện hộ nghèo. Nhờ đó, việc xây dựng tiêu chí 11 (hộ nghèo) của xã thuận lợi hơn.

Lô nhãn được doanh nghiệp thu mua trong ngày 21-22/8 tại xã Hàm Tử và Hồng Nam (Hưng Yên), trước khi chuyển vào TP HCM chiếu xạ và xuất khẩu.

Từ một nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” trên ruộng nương, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay ông Nguyễn Công Khanh đã trở thành một “ông chủ” trại gà khép kín với thu nhập tiền tỷ mỗi năm.