Vững bước từ vườn ươm
Họ đã khẳng định tìm được thương hiệu cho sản phẩm và tự tin đầu tư…
"Chìa khóa vàng"
Đầu năm 2014, anh Phạm Xuân Hưng, GĐ Cty TNHH Phát triển Nông nghiệp Phương Nam (PADCO) phấn khởi nhận chứng nhận tốt nghiệp Chương trình Ươm tạo DN đầu tiên. Đây được xem là “chìa khóa vàng” mở cánh cửa mới cho DN tự tin đầu tư phát triển.
Tham gia khóa ươm tạo từ tháng 7/2010 với lĩnh vực SXKD phân bón và chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp. Sau 3 năm "ươm tạo", PADCO đã hoàn thiện được quy trình công nghệ các sản phẩm có nhiều công dụng (quản lý bệnh vàng lá trên cây cà phê; bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu; bệnh thối củ vàng lá trên cây hành tỏi... giảm được từ 30 - 40% lượng thuốc BVTV; được công nhận giống ngô lai MAX 07 và đưa ra SX đại trà ở Tây Nguyên, Nam bộ; nguyên liệu phân bón vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ tại đồng ruộng).
PADCO cũng đang hợp tác với Tập đoàn Giống cây trồng tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc nghiên cứu khảo nghiệm bộ giống lúa lai HBO 2 siêu ngắn ngày và cho năng suất cao.
So với những ngày đầu khởi nghiệp, đến nay anh Hưng đã tự tin khi được vườn ươm trang bị cho anh nhiều kiến thức về KHKT giúp DN của anh trưởng thành cạnh tranh đứng vững và đang phát triển mạnh trên thị trường.
Anh Hưng chia sẻ: “Ngay từ đầu DN chúng tôi đã định hướng cho các dòng sản phẩm của mình từ phân bón đến các sản phẩm vi sinh cũng như giống cây trồng theo hướng NNCNC. Từ các sản phẩm ban đầu chúng tôi phát triển ra dòng sản phẩm mới đạt được các nhu cầu thiết yếu của ngành nông nghiệp hiện nay”.
Chị Lê Hà Mộng Ngọc, GĐ Cty CP Công nghệ sinh học Nấm Việt, một trong 3 chủ DN vừa nhận được chứng nhận tốt nghiệp “vườn ươm” cũng phấn khởi tâm sự: “Chúng tôi được Trung tâm Ươm tạo DN NNCNC hỗ trợ rất nhiều trong việc tạo cơ sở vật chất như nhà màng, phòng thí nghiệm, văn phòng làm việc để SX nấm sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, trung tâm còn hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu để chúng tôi tự tin đưa sản phẩm tham gia thị trường thế giới”.
Cũng theo chị Ngọc, qua thời gian ươm tạo, chị đã tìm được điểm nhấn cho sản phẩm và định hướng một cách rõ rệt để từ đó đầu tư phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Những kỹ năng trong quản lý, vận hành, đầu tư trang thiết bị thí nghiệm đã giảm được áp lực tài chính và rủi ro ban đầu cho sản phẩm, điều này giúp sản phẩm của DN cạnh tranh được giá cả trên thị trường.
Tương tự, anh Lê Nho Hùng, GĐ Cty TNHH Thương mại Vuông Tròn cũng khẳng định, qua thời gian tham gia ươm tạo, DN đã hoàn thiện được quy trình công nghệ và chọn được những bộ giống rau, dưa tốt, chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
Anh Hùng hào hứng nói: “Ngay trong năm đầu tiên tham gia ươm tạo, chúng tôi đã chủ động tập trung vào nghiên cứu quy trình công nghệ để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm đạt chất lượng. Những năm tiếp theo, chúng tôi đã chọn được những bộ giống phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xây dựng chiến lược quảng bá, xây dựng thương hiệu. Chỉ sau 3 năm ươm tạo, chúng tôi đã thu hồi được vốn và bắt đầu kinh doanh có lãi!”.
Anh Nguyễn Nghĩa, GĐ Cty TNHH Cội nguồn Thực phẩm Việt Nam cũng xác nhận, khi tham gia vườn ươm, các DN đều được trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và tham gia các lớp đào tạo cũng như được hỗ trợ đầu ra các sản phẩm giúp DN mạnh dạn đầu tư.
Đồng hành cùng DN
Theo Trung tâm Ươm tạo DN NNCNC, hiện có 14 DN trong quá trình ươm tạo và 3 DN tiền ươm tạo. Xuất phát điểm của các học viên không chỉ là nông dân mà có cả sinh viên, kỹ sư và DN của những ngành nghề khác nhau.
Theo ông An, Bộ KH-CN đang xây dựng hành lang pháp lý về cơ chế chính sách đối với các cơ sở và DN ươm tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động. Thời gian tới sẽ mở rộng Khu NNCNC "ươm tạo" thủy sản, chăn nuôi, do vậy trung tâm đang chuẩn bị nguồn lực, cán bộ kỹ thuật để hỗ trợ KH-CN cho DN trong lĩnh vực này. |
Anh Hoàng Anh Tuấn, PGĐ Trung tâm cho biết, thời gian ươm tạo cho DN trung bình từ 1 - 3 năm, quy trình gồm 4 giai đoạn: Từ sơ tuyển, tiền ươm tạo, ươm tạo và hậu ươm tạo. Trong suốt thời gian ươm tạo, DN sẽ được trung tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, nhà kính, nhà lưới, nhà kho, phòng trưng bày sản phẩm, đất đai, phòng họp, hội thảo giúp DN triển khai hoạt động tại khu NNCNC.
Đồng thời, giúp DN hoàn thiện ý tưởng nghiên cứu khoa học và công nghệ, cải tiến trang thiết bị và SX thử nghiệm cũng như trang bị đầy đủ kiến thức về sở hữu trí tuệ, kỹ năng quản trị và phát triển DN.
Ngoài ra, trung tâm đã xúc tiến các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh của DN tham gia ươm tạo, hỗ trợ DN tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường; đồng thời có nhiều cơ hội tiếp xúc các nhà đầu tư, các nguồn tài chính, nguồn nhân lực, các chương trình, chính sách ưu đãi của Nhà nước…
Ông Nguyễn Hải An, GĐ Trung tâm Ươm tạo DN NNCNC cho biết: “Trong 3 năm ươm tạo, trung tâm đã luôn đồng hành cùng các DN, giúp DN vượt qua được những khó khăn, thách thức trong giai đoạn đầu thông qua sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng (nhà màng, trang thiết bị phòng thí nghiệm, đất canh tác), các khóa đào tạo và các chương trình xúc tiến thương mại.
Hiện các DN vừa tốt nghiệp đã hoàn thiện quy trình công nghệ, ổn định bộ máy nhân sự, sản phẩm của họ khẳng định được chất lượng và thương hiệu trên thị trường.
Ngoài ra, trung tâm cũng đẩy mạnh mạng lưới kết nối với các nhà phân phối, giúp các DN giới thiệu chào bán sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị Big C, Metro, Coop Mart, SaiGon Coop, nhà hàng, khách sạn… từng bước hướng đến thị trường xuất khẩu”.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với hành trình khai hoang, cải hóa Đồng Tháp Mười, vùng đất nhiễm phèn nặng dần dần được chuyển hóa tạo điều kiện cho nhiều loài thủy sản có điều kiện sinh sống và phát triển.
Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), mỗi năm Việt Nam sử dụng 10 triệu tấn phân bón các loại và đang là một trong những nước sử dụng phân bón/đơn vị diện tích cao nhất trên thế giới. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã nhập và sử dụng từ 70 nghìn đến 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này khiến một lượng lớn hóa chất BVTV tồn lưu, gây nguy hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường.
Với trên 21km bờ biển cùng với hàng ngàn ha bãi triều, Đầm Hà (Quảng Ninh) thực sự giàu tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng hải sản, đặc biệt là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá song, cá vược, cua, ngao, tu hài...
6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Quảng Xương ước đạt 8.749 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ, bằng 52,1% kế hoạch; sản lượng chế biến đông lạnh đạt 90.000 tấn, sản phẩm khô 7.500 tấn, nước mắm 8.400 lít, sản phẩm dạng mắm đạt 700 tấn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.367 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 56,4% kế hoạch.
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS), tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 14.462 ha, tổng sản lượng nuôi trồng ước đạt 47.890 tấn, tăng 1.778 tấn (3,86%) so với cùng kỳ năm 2013; giá trị sản xuất ước đạt 1.034 tỷ đồng, tăng 38.2 tỷ đồng (3,83%) so với cùng kỳ năm 2013.