Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vui mùa quả mới

Vui mùa quả mới
Ngày đăng: 07/11/2015

Tại một số khu vườn, thấp thoáng người thu hái những trái cam đầu vụ căng mọng, hứa hẹn mùa quả bội thu sau bao ngày dày công chăm sóc.

Tại vườn cam Vinh của gia đình ông Nguyễn Văn Thiệu, thôn Thượng, xã Quý Sơn cây nào cây ấy trĩu quả.

Vào đầu vụ, ông hái tỉa bán gần 6 tạ quả với giá bình quân 25 nghìn đồng/kg, thương nhân đến tận vườn thu mua.

Thu hoạch cả vụ này ước khoảng 5 - 7 tấn.

Năm ngoái, gia đình ông lãi hơn 100 triệu đồng từ cam.

Theo ông Thiệu, trồng cam trên luống cao, đào rãnh thoát nước đề phòng úng ngập, lắp đặt xung quanh vườn đường ống tưới chống hạn.

Thông tin từ UBND xã Quý Sơn, toàn xã có gần 40 ha cam Vinh cho thu hoạch, sản lượng khoảng 400 tấn, doanh thu ước đạt hơn 10 tỷ đồng.

Là địa bàn đi đầu phát triển cây có múi của huyện với hơn 200 ha, xã Tân Quang cũng đang đón mùa quả bội thu với khoảng 1,5 nghìn tấn cam và hàng chục vạn quả bưởi Diễn.

Mấy năm gần đây, người dân nhạy bén đưa bưởi da xanh vào trồng với tổng diện tích 5 ha rải rác ở các thôn.

Hiện nhiều vườn cho thu hoạch với năng suất bình quân 12 tấn/ha, giá bán tại vườn 40 nghìn đồng/kg, ước tính lãi 200 triệu đồng/ha/vụ.

Ông Dương Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Tân Quang cho biết, dù mới được trồng chưa nhiều tại địa bàn nhưng bưởi da xanh đã thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng, mẫu mã.

Những năm tới, xã khuyến cáo nông dân mở rộng diện tích nhằm đa dạng sản phẩm cây ăn quả.

Ngoài cam Vinh, bưởi Diễn, năm nay cam đường Canh tiếp tục được mùa.

Các nhà vườn đang dồn sức chăm sóc để kịp thu hoạch đúng dịp Tết Nguyên đán.

Anh Đồng Văn Hải, thôn Cầu Cao, xã Quý Sơn ngày ngày chăm chút, chằng buộc, chống đỡ những cây cam sai trĩu quả.

Đường vào vườn được kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh lây lan dịch bệnh từ nơi khác.

Đặc biệt, anh còn xây bể ngâm phân vi sinh, đậu tương bón cho cam nhằm tăng vị ngọt.

Được biết, trước đây, khu đất này toàn sỏi đá.

Năm 2011, anh Hải chở đất màu, san gạt cải tạo toàn bộ vườn để trồng cam.

Anh cho hay: “Vườn quả như hôm nay tôi thấy công sức mình bỏ ra đã được đền đáp.

Vụ này, gia đình tôi thu được khoảng chục tấn cam.

Giống cam đường Canh chỉ cần quả vừa phải, đồng đều mới bán được giá cao.

Vì vậy tôi phải căn đúng thời điểm bón phân cân đối để cây cho nhiều quả loại 1”.

Theo nhiều chủ vườn, năm nay mưa lũ vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 đã làm nhiều vườn bị úng ngập lâu ngày trong nước gây rụng quả.

Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng NN-PTNT Lục Ngạn cho biết:

Đi đôi với chỉ đạo mở rộng vùng cây ăn quả có múi, đơn vị tăng cường công tác dự báo sâu bệnh; khuyến cáo người dân chỉ tăng diện tích trong điều kiện đầu tư chăm sóc tốt để tránh ảnh hưởng đến vùng SX chung; phối hợp với đơn vị chuyên môn kiểm tra chặt chẽ việc SX, kinh doanh giống trên địa bàn.

Tuy nhiên, do nhà vườn làm chủ kỹ thuật nên Phòng NN-PTNT huyện Lục Ngạn nhận định với 1,2 nghìn ha cam, hơn 600 ha bưởi, sản lượng các cây trồng này năm nay ước đạt gần 16 nghìn tấn, tăng khoảng 4 nghìn tấn so với năm trước.

Xã có sản lượng cao là Hồng Giang, Tân Mộc, Tân Quang, Thanh Hải.

Để giúp nông dân có niềm vui trọn vẹn với mùa quả mới, cơ quan chuyên môn của huyện cử cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc.

Chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi cùng với chất lượng nông sản nức tiếng đã khiến hầu hết các vườn quả đều có khách hàng tìm đến tận nơi.

Anh Bùi Văn Chung, chủ một điểm cân tại xã Quý Sơn nói: "Theo thỏa thuận, tôi làm đầu mối gom hàng rồi giao cho thương nhân Quảng Ninh và Hà Nội.

Mới đầu mùa, trong hơn 1 tháng qua, mỗi ngày tôi mua gom và giao cho bạn hàng khoảng 1 tấn cam Vinh”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lục Ngạn nhiệm kỳ 2015-2020 xác định phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả; phấn đấu đưa Lục Ngạn trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm cấp quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cây có múi đạt khoảng 2 nghìn ha.

Để đạt được mục tiêu này, huyện tập trung thực hiện các giải pháp như: Chỉ đạo các xã rà soát chuyển một phần diện tích cây vải, hồng kém hiệu quả sang trồng bưởi Diễn, cam đường Canh, cam Vinh, cam V2 tại các xã trọng điểm Hồng Giang, Quý Sơn, Trù Hựu, Thanh Hải, Tân Mộc, Tân Quang, Giáp Sơn, Phì Điền.

Cùng với đó hằng năm, UBND huyện bố trí kinh phí hỗ trợ 50 - 60% giá giống cho hộ có nhu cầu; tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật; xây dựng hạ tầng phục vụ SX.


Có thể bạn quan tâm

Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

07/09/2015
Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015 Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015

Hiện nay, lũ đầu nguồn sông MeKong bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng….

07/09/2015
Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

07/09/2015
Phát triển mô hình lúa cá theo hướng thâm canh Phát triển mô hình lúa cá theo hướng thâm canh

Mô hình kết hợp lúa - cá là giải pháp bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường, duy trì môi trường sinh thái tự nhiên, tạo ra sản phẩm cá và lúa sạch cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, mô hình đã giúp bà con nông dân vùng trũng, vùng lũ chuyển dịch sản xuất, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đa phần được bà con nuôi dưới hình thức quảng canh, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất yếu và thiếu, con giống, đầu ra sản phẩm còn nhiều bất cập…

07/09/2015
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ

Theo báo cáo của các địa phương, trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 21.000ha, gây tổn thất lớn về kinh tế của người nuôi và ngân sách nhà nước; người nuôi còn lạm dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong phòng, chống, trị bệnh cho tôm dẫn đến một số nước đã ngừng hoặc cảnh báo tôm Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt giới hạn cho phép.

07/09/2015