Sầu riêng được giá, bảo kê vườn hăm dọa thương lái

Người dân nơi đây cho biết, vụ sầu riêng này đạt năng suất cao nhất từ trước tới nay. Ước tính, năng suất sầu riêng ở Hà Lâm năm nay đạt trung bình 11-12 tấn/ha. Thậm chí, một số vườn sầu riêng ghép đạt năng suất 20-22 tấn/ha.
Giá sầu riêng cũng đang ở mức cao. Các loại sầu riêng ghép như Dona, Monthong, Ri6 đang được thương lái thu mua tại vườn 24.000-28.000 đồng/kg (tăng 8.000-10.000 đồng/kg so với năm 2014). Sầu riêng hạt được người dân bán tại vườn với giá từ 11.000-13.000 đồng/kg (tăng 4.000-6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái).
Tuy vậy, nhiều nông dân hết sức lo lắng và bức xúc khi bị một số đối tượng tìm đến tận vườn ngăn chặn việc mua bán, “xin đểu”.
Chị Hồ Thị Vân (ngụ tại thôn 2, xã Hà Lâm) phản ánh: “Thương lái từ TP HCM, các tỉnh phía Bắc thường thu mua với giá cao hơn các thương lái tại địa phương, và họ đã bị các đối tượng hù dọa để lấy tiền hoa hồng. Chính điều này đã làm nhiều thương lái không dám quay lại. Bà con đều sợ các đối tượng này trả thù, nên chẳng ai dám lên tiếng”.
Hiện có hai đối tượng tên Lâm (ngụ tại thị trấn Đạ M’ri, H.Đạ Huoai) và tên Bờm (ngụ tại thôn 1, xã Hà Lâm) đang “bảo kê” cho nhiều đối tượng khác ở H.Tân Phú, Đồng Nai đến Hà Lâm để hù dọa thương lái. Sau khi tìm hiểu và nắm bắt lịch trình, khu vực thu mua của các thương lái, chúng đến tận vườn “làm giá” trước với nông dân, và tự đặt ra yêu cầu được “bảo kê” cho người dân để lấy tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg.
Nhiều nông dân không đồng ý, liền bị “dằn mặt” và hăm dọa sẽ phá nát vườn sầu riêng. Mặt khác, đối với các thương lái tới thu mua, nếu không chịu chi tiền hoa hồng thì bị chúng tìm cách chặn xe không cho đưa sầu riêng ra khỏi vườn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Doãn Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Lâm cho biết: “Chúng tôi đã nhận được phản ánh của người dân về sự việc này và đã báo cáo với lãnh đạo huyện. Công an huyện cũng đã thực hiện việc ngăn chặn các đối tượng này. Để người dân yên tâm, xã cũng đã cử các lực lượng phối hợp theo dõi thường xuyên, để nắm bắt tình hình và có cách xử lý kịp thời”.
Có thể bạn quan tâm

Manh nha từ một vài mô hình nhỏ, đến nay, phong trào nuôi gà thả vườn theo hướng hàng hóa ở Mai Sơn, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã phát triển khá mạnh. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trên địa bàn, "gà vườn" Mai Sơn giờ đây đã được thị trường biết đến nhờ nuôi "gà vườn", đời sống kinh tế - xã hội của người dân đã được nâng lên, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Vĩnh Hòa (Ba Tri - Bến Tre) là xã thuần nông. Để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình, trong những năm trước đây, nông dân ở Vĩnh Hòa đã đầu tư nuôi bò. Do giá bò không ổn định, năm 2008, người dân đã chuyển sang nuôi dê.

Đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà” do Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên (MTV) Yến sào Khánh Hòa làm chủ nhiệm vừa được nghiệm thu đạt loại xuất sắc.

Trong khi nhiều địa phương ở ĐBSCL loay hoay với bài toán trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp thì tại An Giang, nhiều nông dân đã mạnh dạn bỏ cây lúa, tập trung trồng cỏ, trồng bắp kết hợp nuôi bò vỗ béo cho thu nhập cao.

Trái ngược với diễn biến từ nhiều năm trước, năm nay giá rau xanh trong cũng như sau Tết Nguyên đán đã liên tục giảm. Rau rẻ mà còn không có người mua khiến nông dân thua lỗ.