Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vui Mùa Nhãn Trên Đất Vải

Vui Mùa Nhãn Trên Đất Vải
Ngày đăng: 19/08/2013

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) được nhiều người biết đến là “vương quốc vải thiều” thì hiện nay cùng với cây trồng này, cây nhãn đang được xem là một trong những cây trồng thế mạnh mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Trong khi ở nhiều nơi việc thu hoạch nhãn dường như đã hoàn tất thì những ngày này gia đình ông Lê Thế Hơn, thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang mới bắt đầu bán những quả nhãn đầu tiên. Ông Hơn phấn khởi khoe: "Đây mới chỉ là số nhãn chính vụ thôi chứ nhãn muộn của gia đình thì khoảng rằm tháng Tám mới cho thu hoạch. Lúc đó, nhiều nơi đã hết nên chắc chắn sẽ được giá hơn”. Theo ông Hơn, diện tích nhãn muộn của gia đình ước cho thu hoạch hơn 10 tấn quả, trị giá khoảng 170 triệu đồng.

Niềm vui của ông Hơn cũng là niềm vui chung của nhiều hộ nông dân trên đất vải thiều Lục Ngạn. Được biết, hiện nay toàn huyện có hơn 700 ha nhãn đã, đang và sắp tới kỳ cho thu hoạch với sản lượng ước đạt khoảng 6.500 tấn, tăng gấp 2 lần so với năm trước. Diện tích trên tập trung ở các xã: Giáp Sơn, Hồng Giang, Quý Sơn và Kiên Thành. Cũng như cây vải, hiện nay màu xanh của cây nhãn đã phủ đều ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Lục Ngạn cho biết: Thực hiện đề án phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của huyện, ngoài cây vải, bưởi diễn, cam đường canh thì nhãn là một cây trồng đang phát triển mạnh. Thực tế, cây trồng này đã từng bước khẳng định là cây "xóa đói giảm nghèo” và hướng tới làm giàu của người dân địa phương.

Hiện nay, trên các thửa vườn xanh mướt màu lá, trĩu trịt những chùm quả ngọt, các hộ trồng nhãn ở Lục Ngạn đang tập trung vào thu hoạch nhãn chính vụ. Theo nhận định của cơ quan chuyên môn và nhiều hộ làm vườn nơi đây thì nhãn năm nay "được mùa, được giá”, người nông dân phấn khởi tin tưởng vào cây trồng đặc sản này.

Mùa nhãn ở đây được chia làm 3 trà: trà sớm, chính vụ và muộn. Trong đó, diện tích trà chín sớm và muộn đang được người dân quan tâm bằng việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc nhãn, lai tạo nhằm mục đích kéo dài thời vụ và tăng hiệu quả kinh tế từ cây nhãn.

Hiện nay, theo kinh nghiệm của những gia đình trồng nhãn ở Lục Ngạn thì việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để kích thích nhãn ra hoa đậu quả theo ý muốn đôi khi tỷ lệ rủi ro khá cao. Nó đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc, phụ thuộc vào thời tiết, thậm chí còn phải "đánh cược" được – mất. Chính vì vậy, cơ quan chuyên môn khuyến cáo để cây nhãn mang lại "những mùa riêng- được mùa, được giá” đòi hỏi người trồng nhãn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm bón.

Trên thực tế, cũng như cây vải, việc canh tác trà nhãn sớm, nhãn muộn có ưu thế rất lớn nhằm mục đích kéo dài thời vụ thu hoạch nhãn, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và tránh điệp khúc "được mùa rớt giá" như nhiều năm trước đây. Thời điểm này, khi trà nhãn sớm, nhãn chính vụ cơ bản thu hoạch xong cũng là thời điểm trà nhãn muộn đang rộ.

Có thể khẳng định, việc nhân rộng giống nhãn sớm, nhãn muộn, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc những năm gần đây đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay việc rải vụ hoàn toàn do người nông dân tự cân đối để tăng giá trị của cây nhãn cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Vì vậy, việc cân đối thời vụ cũng như bảo đảm giá cả, đầu ra của sản phẩm hoàn toàn do người trồng và người tiêu dùng điều tiết, chưa có sự tác động tích cực từ các đơn vị thu mua cũng như các cơ quan chức năng. Để cây nhãn thực sự mang lại những mùa quả ngọt cho bà con xứ vải nói riêng và các địa phương khác trong tỉnh nói chung vẫn rất cần đến sự quan tâm của các cấp, các ngành vào cuộc.

Muốn có những "mùa riêng” thì mình phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu khoa học kỹ thuật. Có như vậy mới cho hiệu quả kinh tế cao” - Ông Nguyễn Thế Hơn, thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang (Lục Ngạn).


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Chè Điêu Đứng Vì Tin Đồn Thất Thiệt Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Chè Điêu Đứng Vì Tin Đồn Thất Thiệt

Ít nhất khoảng 70 container chè của Việt Nam xuất qua thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đang “bị treo”- chưa được thông quan chỉ vì nguồn tin thất thiệt… khiến hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu chè điêu đứng.

19/11/2014
Thu Bạc Tỉ Nhờ Trồng Gừng Thu Bạc Tỉ Nhờ Trồng Gừng

Chuyện ít ai ngờ nhưng đang là hiện thực ở đồng đất huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau). Mỗi hecta gừng thương lái vào tận rẫy bỏ cọc và đồng ý thu mua với giá khoảng 1,5 tỉ đồng.

19/11/2014
Tây Ninh Xuất Hiện Bệnh Trắng Lá Mía Tây Ninh Xuất Hiện Bệnh Trắng Lá Mía

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Tân Châu (Tây Ninh) vừa xuất hiện bệnh trắng lá mía trên cây mía giai đoạn mía gốc 1 năm tuổi và mía tơ 2 - 3 tháng. Bệnh gây hại cho 39 ha mía ở mức 15 - 20%.

20/11/2014
Niềm Vui Niềm Vui "Japonica" Trên Mường Quế

Những ngày này, khắp vùng Mường Nọc, Châu Kim, Tiền Phong, Tri Lễ... của huyện Quế Phong (Nghệ An), hầu như nhà nào cũng thơm lừng cơm gạo mới. Tiếng đồn về hương vị thơm ngon của thứ gạo chịu lạnh, chịu hạn đã đến với cả những vùng miền xa nhất trong huyện, làm cho nhà nhà đều muốn tìm mua để nấu nồi cơm mới mừng thành quả vụ mùa bằng thứ sản vật thơm ngon sớm “bén đất, mến người”.

20/11/2014
Thêm Vụ Mía Đắng Lòng Thêm Vụ Mía Đắng Lòng

Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho thấy thông thường khi hết mùa mía thì giá đường sẽ tăng lên nhưng năm nay ngược lại, giá đường giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do đường nhập lậu từ Thái Lan tràn sang với số lượng lớn, lên đến 400.000-500.000 tấn/năm. Trong khi nhu cầu sử dụng đường trong nước chỉ dao động khoảng 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Tức lượng đường lậu chiếm gần 1/3 lượng đường tiêu thụ trong nước. Con số này đã tác động lớn đến các nhà máy đường và gây bức xúc cho giới chuyên môn.

20/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.