Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vua Tôm Võ Hồng Ngoãn Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Từ Bã Mía

Vua Tôm Võ Hồng Ngoãn Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Từ Bã Mía
Publish date: Monday. August 4th, 2014

Thời gian gần đây, “vua tôm” Võ Hồng Ngoãn đã liên tục trúng mùa nhờ phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học từ việc tận dụng bã mía.

Việc nuôi tôm công nghiệp đòi hỏi nông dân phải sử dụng nhiều hóa chất hoặc các chế phẩm sinh học. Theo thời gian, nguồn nước và đất sẽ ô nhiễm do các loại hóa chất còn tồn dư trong quá trình nuôi.

Do đó, cái khó của người nuôi tôm là càng nuôi lâu trên một diện tích đất thì sẽ càng tăng chi phí và tỷ lệ thành công giảm xuống. Đã có nhiều nông dân phải bỏ ao một thời gian dài hoặc tìm một mô hình khác thay thế cho con tôm công nghiệp.

Trước tình trạng trên, ông Võ Hồng Ngoãn - “vua tôm” ở xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) - đã tìm tòi và thực hiện thành công mô hình nuôi tôm an toàn sinh học bằng phương pháp tận dụng chất thải từ cây mía.

Điểm đặc biệt của mô hình này là từ khâu cải tạo ao cho đến ngày thu hoạch, người nuôi chỉ cần bón bột bã mía trong ao mà không cần dùng đến bất kỳ một loại hóa chất nuôi trồng thủy sản nào khác.

Theo ông Ngoãn: “Bột bã mía sẽ làm cho độ kiềm và độ pH trong ao nuôi luôn ổn định, nước trong ao luôn dồi dào nguồn vi sinh vật có lợi, và gần như không có vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (loại vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm). Từ đó giúp nông dân giảm nguy cơ rủi ro trong nuôi tôm. Không chỉ vậy, việc nuôi tôm bằng bột bã mía còn giúp tái tạo môi trường ở những ao nuôi nhiễm hóa chất từ những vụ tôm trước”.

Phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học từ việc sử dụng bã mía bước đầu đem lại hiệu quả và an toàn (tất nhiên cũng cần có sự thẩm định một cách khoa học) đã góp phần giải quyết tình trạng treo ao vì ô nhiễm môi trường của nhiều nông dân hiện nay.

Bột bã mía được bán tại các lò mía đường với giá 2.400 đồng/kg. Qua sổ tay theo dõi ao nuôi của ông Ngoãn, để thực hiện thành công 1 vụ nuôi, mỗi héc-ta ao nuôi cần 2.500kg bột bã mía, tương đương chi phí 6 triệu đồng/ha/vụ. Sử dụng bột bã mía giúp nông dân tiết kiệm hơn 50% chi phí so với nuôi tôm bằng các loại hóa chất và thuốc nuôi trồng thủy sản.

Bã mía là thứ bỏ đi hoặc chỉ có thể dùng để bón cho cây, nhưng không ai ngờ nó lại là “thần dược” cho con tôm. Thiết nghĩ, mô hình nuôi tôm an toàn sinh học từ bã mía của “vua tôm” Võ Hồng Ngoãn sẽ mở ra một hướng đi mới, mang lại sự an toàn, tiết kiệm cho người nuôi tôm công nghiệp.


Related news

Sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị Sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị

Nhằm tìm ra giải pháp tốt về lâu dài cho ngành sản xuất cá tra nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn “Sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Sunday. October 11th, 2015
Góp sức giảm nghèo bền vững cho nhà nông Góp sức giảm nghèo bền vững cho nhà nông

Bộ Khoa học- Công nghệ (KHCN) sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để đưa ứng dụng KHCN về khu vực nông thôn...

Sunday. October 11th, 2015
700 trang trại có thu nhập tiền tỷ 700 trang trại có thu nhập tiền tỷ

Sau dồn điền đổi thửa (DĐĐT), nhiều địa phương thuộc TP.Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú trọng phát triển kinh tế trang trại. Nhờ đó, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Sunday. October 11th, 2015
Cách nhận biết rau an toàn, rau sạch và rau trồng đại trà Cách nhận biết rau an toàn, rau sạch và rau trồng đại trà

Cần có rau an toàn, thế nhưng làm sao để phân biệt rau trồng đại trà, rau an toàn và rau sạch, thì rất ít người tiêu dùng biết. Thậm chí biết, nhưng cũng khó phân biệt được.

Monday. October 12th, 2015
Diệt 160.000 con chuột, nông dân giật giải vô địch quốc gia Diệt 160.000 con chuột, nông dân giật giải vô địch quốc gia

Một nông dân tên là Abdul Khaleq Mirbohor ở Bangladesh vừa giật giải “Sát thủ diệt chuột cấp quốc gia” nhờ chiến tích tiêu diệt 160.000 con chuột chỉ trong vòng 1 năm.

Monday. October 12th, 2015