Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vua lúa giống Óc Eo

Vua lúa giống Óc Eo
Ngày đăng: 10/08/2015

“Vua lúa giống”

“Hơn 20 công đất (2 ha) khởi nghiệp hồi ấy thật ra chẳng là bao so với vùng ruộng đồng “cò bay thẳng cánh”; mà hồi xưa năng suất thấp lắm nên gồng gáng cũng chỉ đủ bốn miệng ăn và hai con học hành” – ông Nguyễn Quốc Hùng mở đầu câu chuyện khởi nghiệp của gia đình mình. Vợ ông, bà Lê Thị Hạnh tiếp lời: Hồi xưa nhờ cần kiệm và nhất là rất “cưng” ruộng nên suốt ngày bám đồng bám ruộng, làm ăn tích cóp, dành tiền mua thêm ruộng đất. “Đất không phụ người nên gia đình tui mỗi năm một nở nồi, từ 2 ha, vài năm lên hai rưỡi, rồi 3, 4…” – Bà Hạnh trãi lòng.

Nhờ “mỗi năm một nở nồi”, gia đình ông Hùng mua thêm… dần được 30 ha đất. Ban đầu, gia đình ông cũng làm lúa thường như nhiều ND trong vùng. Từ năm 2005, hưởng ứng chương trình xã hội hóa công tác nhân giống lúa của tỉnh, ông Hùng chuyển qua sản xuất lúa giống. “Thấy có hiệu quả, tôi phát triển thêm khoảng 50 ha nữa bằng hình thức hợp đồng với các ND giỏi sản xuất lúa giống trong địa bàn” – ông Hùng cho biết.

Ông Hùng và bà Hạnh giới thiệu các giống lúa cho ND

Sau nhiều năm nhân giống lúa cung cấp cho nông dân tỉnh, rồi mở rộng ra cả vùng ĐBSCL, ông Hùng đã đăng ký thương hiệu giống lúa của mình làm ra; Đồng thời lập ra Công ty TNHH Nghiên cứu, sản xuất lúa giống Hùng Hạnh như là một trang trại nhân lúa giống. Hiện nay ông Hùng đã có dây chuyền khép kín trong sản xuất lúa giống của mình như máy cày, máy gặt đập, máy tách hạt, hệ thống kho chứa, lò sấy, mạng lưới phân phối…

“Đến nay tôi đã có mạng lưới vệ tinh trên 10 điểm tiêu thụ lúa giống trong và ngoài tỉnh; hàng năm tiêu thụ từ 700 đến 800 tấn lúa giống các loại, tổng doanh thu 4,5 tỷ đồng/năm, lợi nhuận gần 1 tỷ mỗi năm” – ông Hùng cho hay

Và “Điền chủ” giàu lòng nhân ái

Trang trại của ông Hùng hiện nay đang có 8 gia đình ND với khoảng 35 nhân công gắn bó làm việc thường xuyên trên trang trại của mình. Bà Hạnh cho biết: Những gia đình ND này đã gắn bó lâu năm với công tác xã hội hóa nhân giống lúa của gia đình, chí ít cũng hơn 10 năm và đều có cuộc sống ổn định. Hiện nay bình quân lương của “công nhân” làm việc tại đây từ 1.800.000 – 2.000.000 đ/tháng; Có người đảm nhận khâu máy móc trong trang trại được trả lương trên 4.000.000 đ/tháng. Các gia đình ND – công nhân này đã được cấp nhà cửa kiên cố ngay trên đồng ruộng của gia đình ông Hùng bà Hạnh. “Mình chăm lo cho họ cũng như thành viên trong gia đình, họ là một phần của cuộc sống gia đình mình hôm nay” – Bà Hạnh tâm sự. Còn Ông Hùng thì trãi lòng: “Có người gọi tôi là điền chủ, cũng không sao. Nhưng có điều mình phải làm khác xưa, phải chăm lo cho người làm của mình, không bóc lột công sức họ mà ngược lại còn phải hỗ trợ họ vươn lên, có cơ hội cùng hưởng lợi ích với mình”.

Không những chăm lo cho người làm công có đời sống vươn lên thoát nghèo ổn định kinh tế, gia đình Hùng – Hạnh còn tham gia rất nhiều các hoạt động xã hội ở địa phương. Năm nay đều đã ngoài 60 tuổi, nhưng vợ chồng ông Hùng vẫn băng đồng lội ruộng và săng sái với các hoạt động xã hội từ thiện. “Hầu như hoạt động từ thiện ở địa phương ông Hùng bà Hạnh đều tham gia đóng góp. Từ việc trãi đá lộ nông thôn, chăm lo gia đình chính sách, hỗ trợ giúp đỡ học sinh nghèo…cho tới góp góp tiền mua xe cứu thương từ thiện…mỗi năm không dưới 100 triệu đồng” – ông Vũ Thanh Quyền, Chủ tịch Hội ND huyện Thoại Sơn cho biết.

“Ông Nguyễn Quốc Hùng là một điển hình tiên phong trong phong trào xã hội hóa công tác nhân giống lúa của tỉnh An Giang; Tiên phong cả trong tính chất phong trào lẫn trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giống, góp phần cùng ngành nông nghiệp mang lại nguồn giống có chất lượng cao cho ND” – Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở NNPTNT An Giang.


Có thể bạn quan tâm

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Heo Nái Chưa Thực Sự Hợp Lý Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Heo Nái Chưa Thực Sự Hợp Lý

Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.

04/08/2014
Phát Huy Sức Mạnh Kinh Tế Tập Thể Trong Khai Thác Sản Phẩm Thế Mạnh Phát Huy Sức Mạnh Kinh Tế Tập Thể Trong Khai Thác Sản Phẩm Thế Mạnh

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.

04/08/2014
Bệnh Khô Vằn Gây Hại Hơn 263ha Lúa Hè Thu Bệnh Khô Vằn Gây Hại Hơn 263ha Lúa Hè Thu

Theo ngành nông nghiệp, hiện nay gần 42.800ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái - làm đòng. Tuy nhiên, những ngày gần đây bệnh khô vằn đã xuất hiện và gây hại rải rác tại hầu hết địa phương của Quảng Nam.

21/07/2014
Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Bò Thịt Cho Nông Dân Thành Phố Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Bò Thịt Cho Nông Dân Thành Phố

Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...

21/07/2014
Giải Ngân Trên 500 Triệu Đồng Dự Án Cải Tạo Vườn Xoài Theo Hướng GAP Giải Ngân Trên 500 Triệu Đồng Dự Án Cải Tạo Vườn Xoài Theo Hướng GAP

Mỗi hộ nhận vay số tiền hỗ trợ từ 10 - 35 triệu đồng, lãi suất 0,7%/tháng, thời hạn vay 24 tháng. Nguồn vốn này giúp các hộ tu sửa hệ thống đê bao bảo vệ xoài, xây dựng kho và đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất xoài theo hướng GAP như máy bơm, túi bao trái, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

04/08/2014