Vụ Tôm Cuối Năm Được Cả Mùa Lẫn Giá
Với giá bán dao động 150.000 - 180.000 đồng/kg, người nông dân thu được lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng/ha.
Từ đầu năm đến nay nhiều tổ chức cá nhân tại Hà Tĩnh đã mạnh dạn, đầu tư chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh, cải tiến sang nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát và trong ao đất lót bạt, vỗ bờ nhằm phát huy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước và tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian qua, tại Hà Tĩnh cũng đã có nhiều mô hình nuôi tôm trên cát cho năng suất cao từ 15 - 20 tấn/ha/vụ và nhiều mô hình thành công ngay trong các vùng dịch bệnh trong ao đất (năng suất 7 - 8 tấn/ ha/vụ).
Các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đa phần thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích trung bình từ 6-10 ha, trong đó được chia thành nhiều ao nuôi . Tất cả các ao được vỗ bờ, đáy bằng xi măng và bột đá, cống thoát nước được đặt giữa đáy để thuận tiện cho việc thu gom toàn bộ chất thải để đưa ra ngoài.
Mức nuôi tôm trung bình của các hộ chăn nuôi ở Hà Tĩnh vào khoảng 2,5 triệu con/vụ, với mật độ thả 85 con/m2, khi thu hoạch đạt năng suất 13 tấn/ha/vụ. Với giá bán dao động 150.000 - 180.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí, người nông dân thu được lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng/ha.
Để đạt được kết quả trên, bắt buộc bà con phải tuân thủ nghiêm quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi.
Mô hình nuôi nằm trong vùng quy hoạch, áp dụng nuôi tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, con giống nguồn gốc rõ ràng từ các công ty sản xuất giống có uy tín và đảm bảo chất lượng được kiểm dịch theo quy chuẩn và sạch bệnh. Thực hiện thả nuôi theo đúng lịch thời vụ được cơ quan quản lý ban hành.
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Vu-tom-cuoi-nam-duoc-ca-mua-lan-gia-108-48779.html
Có thể bạn quan tâm
Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, rầy tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ từ khoảng ngày 15-9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, TP Việt Trì...
Đây được xem như một bước đi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ với những hỗ trợ tích cực trong chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác.
Do vậy, để phục hồi ngành này, các ban ngành cần ưu tiên giải quyết những vướng mắc về cơ chế chính sách, đặc biệt là tái cơ cấu lại đội tàu, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Một công bố mới đây của Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN-PTNT cho thấy chỉ riêng tiền nhập hạt giống rau các loại, VN chi đến nửa tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu từ nước ngoài.
Mà không chỉ vườn nhà tôi mà khu vực lân cận bà con bị như thế này nhiều lắm. Theo chẩn đoán thì tiêu bị tuyến trùng tấn công làm rễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho các loại nấm trên tấn công hại rễ tiêu”. Anh Thiên Tâm - chủ một vườn tiêu ở Đắk Lắk - cũng than thở: “Trời mưa suốt thì không sao, mới nắng có 1 tuần đã có dấu hiệu tiêu thối gốc xì mủ gốc rồi chết”.